Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 06-07-2020 11:24am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
CTV: Nguyễn Vĩnh Xuân Phương

Hút thuốc lá và uống rượu đều được cho là các yếu tố tác động có hại lên chất lượng tinh trùng. Hai nghiên cứu gần đây còn báo cáo về ảnh hưởng xấu của thuốc lá và rượu lên sự phân mảnh DNA của tinh trùng (SDF), một thông số được quan tâm và đo lường gần đây trong hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại không tìm thấy tác động có hại của 2 thói quen này lên giá trị của SDF.

Các nhà nghiên cứu người Ý đã tiến hành phân tích số liệu từ 189 nam giới trong các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát trong khoảng thời gian 2015-2017. Tinh dịch đồ, hormone huyết thanh và chỉ số SDF được thu thập. Tình trạng hút thuốc lá được phân loại thành: không hút thuốc ở hiện tại (–S), hút thuốc lá mức độ vừa (+MS) và nghiện thuốc lá nặng (+HS). Tình trạng uống rượu được phân loại: hoàn toàn không uống (–D), uống rượu mức độ vừa (+MD) và nghiện rượu nặng (+HD). Phân tích kết quả bằng thống kê mô tả và hồi quy tuyến tính.



Trong số những người tham gia nghiên cứu, có 132 người không hề hút thuốc lá chiếm 69,8%, 30 người hút thuốc lá mức độ vừa chiếm 15,9% và 27 người là nghiện thuốc lá nặng chiếm 14,3%. Hơn nữa, số người hoàn toàn không uống rượu là 67 người chiếm 35,4%, nghiện rượu mức độ vừa là 77 người chiếm 40,7% và số người nghiện rượu nặng là 45 người chiếm 23,8%. Khi xem xét đồng thời hai thói quen này, số người không hút thuốc và không uống rượu là 52 người chiếm 27,5% (nhóm 1), chỉ có 1 trong 2 thói quen trên là 91 người chiếm 48,1% (nhóm 2), và có cả hai thói quen trên là 46 người chiếm 24,3% (nhóm 3). Mật độ tinh trùng và di động tiến tới trong nhóm nghiện rượu và nghiện thuốc lá nặng thì thấp hơn ở nhóm không hút thuốc và không uống rượu (+HS,+HD<-S,-D) (p<0,05). Tương tự, cả hai thông số trên trong nhóm 3 đều thấp hơn đáng kể so với ở nhóm 1 và 2 (p<0,05). Giá trị SDF ở nhóm 3 cao hơn so với nhóm 1 và 2 (p<0,05). Khi phân tích đa biến, nồng độ FSH và tình trạng có hút thuốc lẫn uống rượu đều là các yếu tố dự đoán độc lập về mật độ tinh trùng và di đông tiến tới kém (p <0,05).

Nghiên cứu cho thấy, tình trạng nghiện rượu và thuốc lá nặng có liên quan đến những thông số tinh trùng xấu hơn so với hút thuốc và uống rượu mức độ vừa cũng như không hút thuốc uống rượu. Ngoài ra, vừa nghiện thuốc và nghiện rượu sẽ càng làm cho các thông số tinh dịch đồ xấu hơn.

Nguồn: Boeri L, Capogrosso P, Ventimiglia E, Pederzoli F, Cazzaniga W, Chierigo F, Dehò F, Montanari E, Montorsi F, Salonia A. Heavy cigarette smoking and alcohol consumption are associated with impaired sperm parameters in primary infertile men. Asian J Androl 2019;21:478-85.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Rubella và thai kỳ - Ngày đăng: 06-07-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK