Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 06-07-2020 11:12am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
NHS Lâm Ngọc Nữ - Phòng khám Ngọc Lan
 
1.     Đại cương:
Rubella (Sởi Đức, sởi 3 ngày) thuộc nhóm RNA virus, khi bị nhiễm hoặc được chủng ngừa bởi vaccine thì sẽ có miễn dịch suốt đời. Tuy vậy Rubella lại rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ đang phát triển. Bất cứ ai không được tiêm ngừa Rubella đều có nguy cơ mắc bệnh.
Năm 2004 mặc dù Hoa Kỳ đã tuyên bố loại bỏ Rubella nhưng các trường hợp nhiễm bệnh vẫn có thể xảy ra giữa người lành và người nhiễm bệnh, chủ yếu lây qua đường du lịch quốc tế. Vì vậy, phụ nữ phải luôn đảm bảo rằng bản thân họ được bảo vệ khỏi Rubella trước khi mang thai.
Cũng theo ghi nhận trong một báo cáo giai đoạn 2005-2015 của Hoa Kỳ đã có ít nhất 8 em bé bị hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS). Nhiễm virus Rubella là một vấn đề nghiêm trọng nhất khi người mẹ bị nhiễm sớm trong thai kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn 12 tuần đầu (3 tháng đầu).



2.     Chẩn đoán:
Việc chẩn đoán có thể dựa vào:
• Xét nghiệm huyết thanh: IgG lần thứ 2 (cách lần đầu 2 tuần) tăng gấp 4 lần
• IgM dương tính
• Sinh thiết gai nhau (CVS) hoặc chọc ối để phân lập virus
• IgM trong máu hoặc dây rốn hoặc IgG bé sơ sinh trong 6 tháng tuổi để chẩn đoán nhiễm Rubella chu sinh.

3.     Hội chứng CRS:
Hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) là tình trạng xảy ra ở thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ đang nhiễm Rubella, tuy nhiên biểu hiện lâm sàng của bệnh thường lại rất nghèo nàn, xuất hiện muộn và trở nên rất trầm trọng, vì lẽ đó việc khuyến cáo tầm soát thường quy hội chứng Rubella bẩm sinh là điều tất yếu và cần thiết nhất.
Phụ nữ mang thai bị nhiễm Rubella có nguy cơ bị sẩy thai hoặc thai lưu, và những đứa con của họ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng với những hậu quả tàn khốc suốt đời. CRS có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể em bé đang phát triển.

4.     Biểu hiện:
Các khuyết tật bẩm sinh phổ biến nhất từ CRS có thể thấy bao gồm:
• Điếc
• Đục thuỷ tinh thể
• Khuyết tật tim
• Thiểu năng trí tuệ
• Tổn thương gan và lách
• Cân nặng khi sinh thấp
• Phát ban
Các biến chứng ít gặp hơn từ CRS bao gồm:
• Bệnh tăng nhãn áp
• Tổn thương não
• Bệnh lý tuyến giáp và các rối loạn nội tiết khác
• Viêm phổi

5.     Nguy cơ:
Có khoảng 85% các trường hợp nhiễm được ghi nhận vào tuần thứ 5-8, 40% nhiễm ở tuần 8-12, và 20% các trường hợp nhiễm phải vào tuần thứ 13-18.
Mặc dù các triệu chứng cụ thể có thể được điều trị, nhưng không có cách chữa trị CRS. Vì thế, việc quan trọng nhất cần làm là phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, hãy nên kiểm tra với bác sĩ và nên tiêm vaccine trước khi mang thai.
Khuyến cáo: Phụ nữ trưởng thành trong độ tuổi sinh đẻ nên tránh mang thai ít nhất bốn tuần sau khi tiêm vaccine MMR. Vì vaccine MMR là vaccine sống giảm độc lực, phụ nữ mang thai không được tiêm vaccine và nên chờ cho đến khi họ sinh con. Phụ nữ có thai tuyệt đối không được chủng ngừa MMR mà hãy liên hệ với bác sĩ.
  
Nguồn: https://www.cdc.gov/rubella/pregnancy.html
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK