Tin tức
on Saturday 04-07-2020 11:59pm
Danh mục: Tin quốc tế
Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
Trong những thập kỷ gần đây, sử dụng noãn hiến tặng đã trở nên phổ biến và mở ra cơ hội làm mẹ cho những bệnh nhân không còn noãn hoặc không thể sử dụng noãn tự thân. Nguồn noãn hiến cho khoa học đã giúp các nhà khoa học tăng hiểu biết về kích thích buồng trứng có kiểm soát, đánh giá dự trữ buồng trứng, giảm hội chứng quá kích buồng trứng, trữ noãn, nuôi cấy phôi nang, … từ đó giúp tối ưu hóa kết cục điều trị và giảm thiểu các biến chứng trong cả chu kì điều trị sử dụng noãn hiến và noãn tự thân. Một số nghiên cứu cho thấy có mối tương quan nghịch giữa sự gia tăng liều gonadotropin và chất lượng phôi, tỉ lệ sinh sống trong chu kì IVF sử dụng noãn tự thân. Tuy nhiên, các nghiên cứu về mối quan hệ này trong chu kì điều trị dùng noãn hiến vẫn còn hạn chế. Vì vậy Kathryn và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá mối quan hệ giữa liều gonadotropin sử dụng và tỉ lệ sinh sống trong chu kì sử dụng noãn hiến và chuyển phôi tươi.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu từ năm 2014 đến 2016 trên 8627 chu kì kích thích buồng trứng đầu tiên của người hiến noãn. Kết cục chính là tỉ thai lâm sàng, tỉ lệ sinh sống, tỉ lệ sẩy thai.
Qua phân tích, độ tuổi trung bình của người hiến noãn là 25,8 ± 2,8 tuổi, trải qua trung bình 16 ngày kích thích buồng trứng với tổng liều FSH là 2350 IU. Tính trung bình, số lượng noãn thu được là 21, số lượng noãn thụ tinh là 10, số phôi được trữ lạnh trong một chu kì là 3 và số chu kì có phôi dư để trữ lạnh là 83,7%. Tỉ lệ chu kì chuyển phôi nang là 83,1%; tỉ lệ làm tổ là 52,1% và tỉ lệ sinh sống sau mỗi lần chuyển phôi là 56,7%.
Tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ sẩy thai lần lượt là 66,3% và 13,4%. Tổng liều FSH tăng 500 IU, tỉ lệ sinh sống giảm 3% (OR 0,97; 95% CI: 0,95 – 0,99; p = 0,007) và tỉ lệ thai lâm sàng giảm 3% (OR 0,97; 95% CI: 0,95 – 0,99; p = 0,05). Số ngày kích thích và liều FSH mỗi ngày không có mối liên quan đáng kể với tỉ lệ sinh sống, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ sẩy thai.
Từ những kết quả trên, nghiên cứu cho thấy có mối tương quan nghịch giữa tổng liều FSH với tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ sinh sống trong chu kỳ sử dụng noãn hiến tặng và chuyển phôi tươi.
Nguồn: Total follicle stimulating hormone dose is negatively correlated with live births in a donor/recipient model with fresh transfer: an analysis of 8,627 cycles from the Society for Assisted Reproductive Technology Registry. Fertility and Sterility. 10.1016/j.fertnstert.2020.04.027 2020.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết quả lâm sàng khi chuyển phôi nang đông lạnh ở nhóm bệnh nhân trẻ, trải qua một chu kì chuyển phôi tươi thất bại - Ngày đăng: 04-07-2020
Thời gian nuôi cấy sau rã ở phôi giai đoạn phân chia có ảnh hưởng đến tỉ lệ thai? - Ngày đăng: 04-07-2020
Điều trị hiếm muộn có làm tăng nguy cơ lây truyền viêm gan B sang con không? - Ngày đăng: 01-07-2020
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và rậm lông có liên quan đến những rối loạn hành vi ở trẻ hay không? - Ngày đăng: 01-07-2020
Mối liên quan giữa hút thuốc lá và vô sinh nữ: một nghiên cứu bệnh chứng - Ngày đăng: 27-06-2020
ANTI-MÜLLERIAN HORMONE (AMH) - chỉ số tiên đoán khả năng sống sau trữ lạnh noãn - Ngày đăng: 26-06-2020
Ảnh hưởng của việc trì hoãn điều trị thụ tinh trong ống nghiệm đến các kết quả lâm sàng ở nhóm bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng - Ngày đăng: 26-06-2020
Phát hiện tương tác giữa gene DMRT3 và OAS3 có liên quan đến quá trình biệt hoá giới tính ở người thông qua hoạt động điều hoà biểu hiện gene ESR1 - Ngày đăng: 26-06-2020
Mối tương quan giữa tổng số tinh trùng và tỉ lệ sinh sống cộng dồn - Ngày đăng: 26-06-2020
So sánh mô bệnh học nhau thai của trẻ sinh ra từ chuyển phôi trữ và phôi tươi - Ngày đăng: 26-06-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK