Tin tức
on Friday 26-06-2020 12:52pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Nguyễn Thụy Trà My – Đơn vị hỗ trợ sinh sản (IVFAS)
Dịch bệnh SARS-CoV2 đã gây ra ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống y tế trên toàn cầu. Để đối phó với nạn dịch này, Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kì đã đưa ra một số hướng dẫn trong việc quản lý bệnh nhân. Một trong những khuyến cáo của bản hướng dẫn này là sẽ tạm thời ngưng điều trị cho những chu kì mới, bao gồm chu kì thực hiện IUI, chu kì chọc hút hay chuyển phôi tươi/trữ. Điều này dẫn đến một số ý kiến trái chiều giữa các bác sĩ nội tiết rằng việc trì hoãn điều trị IVF trong vài tháng có ảnh hưởng đến kết quả của bệnh nhân hay không? Hơn nữa, một số bác sĩ cũng lo rằng, những bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng sẽ bị ảnh hưởng nếu việc điều trị bị trì hoãn trong đại dịch này.
Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc trì hoãn điều trị có ảnh hưởng đến các kết quả lâm sàng trong vòng 180 ngày. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định liệu việc điều trị bị trì hoãn trong khoảng thời gian ngắn (180 ngày) có ảnh hưởng đáng kể đến các kết quả lâm sàng của bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng và đặc biệt ở 2 nhóm tiên lượng kém (nhóm có AMH < 0,5ng/mL và nhóm BNLT (>40 tuổi) và AMH < 1,1ng/mL).
Nghiên cứu hồi cứu từ 2012-2018, được thực hiện trên những bệnh nhân điều trị IVF lần đầu và có kế hoạch chuyển phôi tươi. Bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng là những bệnh nhân có nồng độ AMH < 1,1ng/mL. Trong nhóm bệnh nhân này, nếu việc điều trị bắt đầu sau 90 ngày kể từ ngày thăm khám đầu tiên sẽ được xếp vào nhóm điều trị ngay lập tức, nếu việc điều trị kéo dài sau 91-180 ngày tính từ lần thăm khám đầu tiên được xem là nhóm trì hoãn điều trị.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Đối với nhóm bệnh nhân có AMH < 1,1ng/mL, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mang thai (34,5% vs 39,1%), tỷ lệ trẻ sinh sống (21,15 vs 23%) giữa 2 nhóm điều trị ngay lập tức và nhóm trì hoãn điều trị. Ngoài ra, tỷ lệ thai sinh hóa và tỷ lệ sẩy thai cũng nhận thấy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm này.
- Đối với 2 phân nhóm bệnh nhân có tiên lượng kém (AMH < 0,5ng/mL hay BNLT (>40 tuổi) và có AMH < 1,1ng/mL), kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mang thai (30,4% so với 30,8% và 25,8% so với 27,9%), tỷ lệ trẻ sinh sống (16% so với 16,5% và 10,9% so với 12,8%). Bên cạnh đó, tỷ lệ thai sinh hóa (24,4% so với 34,4%) tương đương giữa 2 nhóm điều trị ngay lập tức và nhóm trì hoãn điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ sẩy thai ở phân nhóm BNLT (>40 tuổi) và AMH < 1,1ng/mL được nhận thấy cao hơn ở nhóm điều trị ngay lập tức (31,9%) so với nhóm trì hoãn điều trị (18,8%).
Đối với những bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng, bất kể lý do dẫn đến việc trì hoãn điều trị là gì thì cả bệnh nhân và người tư vấn cũng lo lắng khi chu kì điều trị không thể tiếp tục. Điều này cũng đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân có tiên lượng kém, do chưa có nghiên cứu nào cung cấp thông tin về khoảng thời gian trì hoãn điều trị ở những bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng hay khả năng thành công khi việc điều trị bị trì hoãn ở nhóm bệnh nhân này.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, ở 2 nhóm bệnh nhân tiên lượng kém như bệnh có AMH < 0,5ng/mL hay nhóm BNLT >40 tuổi và có AMH < 1,1ng/mL thì việc trì hoãn điều trị trong vòng 6 tháng không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ mang thai, tỷ lệ trẻ sinh sống, tỷ lệ thai sinh hóa hay tỷ lệ sẩy thai. Nhìn chung, kết quả này cũng phần nào giúp cho bệnh nhân và bác sĩ yên tâm hơn khi việc điều trị bị trì hoãn trong thời gian ngắn bởi 1 số lý do khách quan như nạn dịch, công việc hay yếu tố tài chính. Trong tương lai, nghiên cứu cần phát triển thêm để xác định khoảng thời gian mà kết quả lâm sàng sẽ bị ảnh hưởng khi việc điều trị bị trì hoãn.
Nguồn: Phillip A Romanski, Pietro Bortoletto, Zev Rosenwaks, Glenn L Schattman, Delay in IVF treatment up to 180 days does not affect pregnancy outcomes in women with diminished ovarian reserve, Human Reproduction, https://doi.org/10.1093/humrep/deaa137.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phát hiện tương tác giữa gene DMRT3 và OAS3 có liên quan đến quá trình biệt hoá giới tính ở người thông qua hoạt động điều hoà biểu hiện gene ESR1 - Ngày đăng: 26-06-2020
Mối tương quan giữa tổng số tinh trùng và tỉ lệ sinh sống cộng dồn - Ngày đăng: 26-06-2020
So sánh mô bệnh học nhau thai của trẻ sinh ra từ chuyển phôi trữ và phôi tươi - Ngày đăng: 26-06-2020
Trì hoãn hay chuyển phôi trữ ngay lập tức sau chu kì chọc hút: một nghiên cứu tổng quan và phân tích gộp - Ngày đăng: 26-06-2020
Kích thích buồng trứng không ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi nguyên bội và tỷ lệ sinh sống: phân tích trên 12 298 phôi sinh thiết - Ngày đăng: 23-06-2020
Chuyển phôi đông lạnh trong chu kỳ tự nhiên làm tăng tỷ lệ trẻ sinh sống so với liệu pháp HORMONE thay thế ở phụ nữ trẻ - Ngày đăng: 23-06-2020
Béo phì và sức khỏe sinh sản - Ngày đăng: 23-06-2020
Nguồn gốc và cơ chế gây lệch bội ở phôi phân chia chất lượng tốt - Ngày đăng: 22-06-2020
Tối ưu hóa thời gian ở môi trường cân bằng trong thủy tinh hóa tinh trùng số lượng ít - Ngày đăng: 22-06-2020
Kết quả lâm sàng của phôi có nguồn gốc từ hợp tử 1PN - Ngày đăng: 17-06-2020
Mối tương quan giữa chất lượng phôi và độ dày nội mạc tử cung đến tỉ lệ làm tổ ở chu kì IVF tự nhiên - Ngày đăng: 17-06-2020
Đánh giá kết quả lâm sàng và di truyền khi chuyển phôi từ hợp tử 0PN - Ngày đăng: 17-06-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK