Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 22-06-2020 9:06am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Huỳnh Trọng Kha - IVFMD Tân Bình

Từ năm 1943 đến nay, đông lạnh tinh trùng là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để bảo quản chúng trong thời gian dài (Michael Belenky và cs, 2020). Do đó, hiện nay, kỹ thuật này đang được sử dụng khá phổ biến nhằm bảo tồn khả năng sinh sản nam giới hoặc phục vụ mục đích điều trị (Anger và cs, 2003). Và có hai phương pháp trữ tinh trùng được sử dụng nhiều là đông lạnh chậm và thuỷ tinh hoá. Trong đó, đông lạnh chậm cổ điển là phương pháp phổ biến được sử dụng ở các ngân hàng tinh trùng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, phương pháp yêu cầu tổng thể tích hỗn hợp môi trường khi đông lạnh lớn từ 0,25 đến 1 ml. Vì vậy, thể tích này là không phù hợp khi chỉ một vài tinh trùng được đông lạnh. Hiện nay, Berkovitz và cộng sự (2018) đã phát triển hệ thống thủy tinh hóa  SpermVD® nhằm khắc phục những bất lợi trên, hỗ trợ cho quá trình đông lạnh. Tuy nhiên, việc chuyển từng con tinh trùng vào vi giọt SpermVD® sẽ dẫn đến hiện trạng những tinh trùng ban đầu tiếp xúc lâu với môi trường cân bằng của thủy tinh hóa. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào ghi nhận về khoảng thời gian phù hợp cho vấn đề này. Do đó, Michael Belenky và cộng sự (2020) thực hiện một nghiên cứu với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của các khung thời gian khi tinh trùng ở trong dung dịch cân bằng trước thủy tinh hóa.

Nghiên cứu tiến hành vào năm 2018, trên 2925 tinh trùng từ 20 bệnh nhân có kết quả tinh dịch đồ từ bình thường đến thiểu tinh nhẹ (theo chuẩn WHO 2010). Tinh trùng được chia thành các nhóm đông lạnh trên SpermVD® với thể tích giọt 1 µl/giọt (chất bảo quản / môi trường rửa theo tỉ lệ 1: 1 v/v) trong thời gian ở môi trường cân bằng thay đổi trong khoảng 2-60 phút.

Kết quả thu được như sau:
  • Tỉ lệ thu hồi sau đông lạnh là 95% (2785/2925) và tỉ lệ di động tiến tới đạt 32% (896/2785).
  • Tốc độ di động tiến tới cao nhất ở nhóm 8 phút trong môi trường cân bằng (P=0.03). Từ 10 phút trở đi, khả năng di động tinh trùng giảm và có sự tương quan thuận với thời gian tiếp xúc tinh trùng với môi trường cân bằng (P<0.05).
  • Không có sự tương quan giữa mật độ tinh trùng trước đông lạnh và khả năng di động sau rã đông (P>0.05).

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian tối ưu tinh trùng trong môi trường cân bằng trước thủy tinh hóa là không quá 8 phút. Nghiên cứu giúp củng cố tư liệu trong xây dựng quy trình đông lạnh tinh trùng số lượng ít, đặc biệt như tinh trùng thủ thuật (MicroTese, PESA, TESE, …) hoặc cryptozoospermia.

Nguồn: Belenky, M., Itzhakov, D., Freger, V., Roseman, O., Abehsera, S., Miller, N., & Berkovitz, A. (2020). Optimizing the protocol for vitrification of individual spermatozoa by adjusting equilibration time. Systems Biology in Reproductive Medicine, 1–6.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK