Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 06-07-2020 11:14am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Phạm Ngọc Đan Thanh – IVFAS

Lối sống hay thói quen sinh hoạt không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn đến khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi giảm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc thói quen ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin D, đây được coi là một trong những nguyên nhân gây vô sinh.

Theo công bố gần đây, phụ nữ nếu cung cấp đầy đủ vitamin D trong quá trình điều trị hiếm muộn cho tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn (tỉ số chênh 1,33) so với người thiếu hoặc không cung cấp đủ vitamin D (Chu và cộng sự., 2018). Người ta đã tìm thấy enzyme vitamin D và thụ thể của nó trên bề mặt nội mạc tử cung, dường như vitamin D giữ một vai trò trong chức năng của nội mạc theo một số công bố. Ở người, sự thiếu hụt vitamin D theo báo cáo có liên quan đến sự gia tăng những bất thường trong thai kỳ như tiền sản giật hoặc thai chậm phát triển. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu vẫn còn hạn chế, các cỡ mẫu vẫn còn nhỏ cũng như vai trò thật sự của vitamin D đối với nội mạc tử cung vẫn còn bỏ ngỏ. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra mối liên hệ giữa vitamin D và kết quả điều trị hiếm muộn. 



Đây là 1 nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu tại Anh với 500 phụ nữ tham gia điều trị hiếm muộn từ 2013 đến 2015. Tất cả phụ nữ đều được tính toán lượng vitamin D huyết thanh từ đầu chu kỳ điều trị.

Dựa vào nồng độ vitamin D mà đối tượng nghiên cứu được chia thành 3 nhóm, theo hướng dẫn của Hiệp Hội Nội Tiết:
·         Nhóm có đủ vitamin D (>75 nmol/L)
·         Nhóm không đủ vitamin D (50-75 nmol/L)
·         Nhóm thiếu hụt vitamin D (<50 nmol/L). 
Tỉ lệ trẻ sinh sống, tỉ lệ thai sinh hoá, thai lâm sàng và tỉ lệ sẩy thai được xem xét nhằm đánh giá vai trò của vitamin D trong điều trị hiếm muộn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu hụt vitamin D chiếm 53,2% trên số bệnh nhân (266/500) và tỉ lệ không đủ vitamin D là 30,8% (154/500). Chỉ có 16% (80/500) phụ nữ là có đủ hàm lượng vitamin D. 
1. Tỉ lệ trẻ sinh sống của nhóm thiếu hụt vitamin D thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không đủ vitamin D và nhóm đủ vitamin D (37,7%, 27% và 23,2%, p = 0,04). 
2. Tỉ lệ thai sinh hoá ở nhóm thiếu vitamin D thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không đủ và nhóm đủ vitamin D (32,5%, 39% và 48,1%, p=0,04).
3. Tỉ lệ thai lâm sàng (có tim thai sau 5 tuần) của nhóm thiếu hụt vitamin D thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không đủ vitamin D và nhóm đủ vitamin D (26%, 31,9% và 41,6%, p=0,03).
4. Tỉ lệ sẩy thai ở nhóm thiếu vitamin D (10,9%) cao hơn nhóm đủ (9,4%), tuy nhiên lại thấp hơn nhóm không đủ vitamin D (15,5%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p-0,67).
Như vậy, có thể thấy trong quần thể phụ nữ điều trị hiếm muộn thì tình trạng không đủ và thiếu hụt vitamin D chiếm phần lớn. Hiện nay, các xét nghiệm nồng độ vitamin D có giá thành không cao và có thể thực hiện tại hầu hết bệnh viện. Do đó, trong tương lai nên thực hiện các xét nghiệm vitamin D và bổ sung vitamin D có thể là một cách tăng hiệu quả điều trị hiếm muộn và giảm các biến chứng trong thai kỳ.
 
Nguồn:
 

Chu, J., Gallos, I., Tobias, A., Robinson, L., Kirkman-Brown, J., Dhillon-Smith, R., ... & Coomarasamy, A. (2019). Vitamin D and assisted reproductive treatment outcome: a prospective cohort study. Reproductive health16(1), 106.
 
Chu, J., Gallos, I., Tobias, A., Tan, B., Eapen, A., & Coomarasamy, A. (2018). Vitamin D and assisted reproductive treatment outcome: a systematic review and meta-analysis. Human Reproduction33(1), 65-80.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Rubella và thai kỳ - Ngày đăng: 06-07-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK