Tin tức
on Thursday 09-07-2020 10:02am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Vũ Đoan Mỹ Trinh - IVFMD Bình Dương
Các thông số chất lượng tinh trùng (mật độ, khả năng di động và hình dạng) là khác nhau ở nam giới và thậm chí giữa các mẫu của cùng một người cũng có thể khác nhau. Thời gian kiêng xuất tinh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Thời gian kiêng xuất tinh theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2010) là 2-7 ngày. Trong khi đó, nghiên cứu của Mayorga và cộng sự (2015) cho thấy chất lượng tinh trùng vẫn tốt khi xuất tinh mỗi ngày trong 2 tuần. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Levitas và cộng sự (2005) cũng cho thấy thời gian kiêng xuất tinh dài làm giảm chất lượng tinh trùng và tinh trùng thu nhận từ lần xuất tinh thứ hai (sau lần xuất tinh đầu tiên trong thời gian ngắn) có chất lượng tốt hơn. Nhiều nghiên cứu khác đã chứng minh rằng tinh trùng thu được trong lần xuất tinh thứ 2 có khả năng di động tốt hơn, sự phân mảnh DNA giảm đáng kể và có tỷ lệ thụ tinh cao hơn lần xuất tinh đầu tiên (Bahadur và cs., 2016; Alipour và cs. 2017; Ortiz và cs., 2016). Cùng với sự phát triển của kỹ thuật ICSI, việc lựa chọn tinh trùng là điều quan trọng cần quan tâm và cải thiện. Do đó, Manna C. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá các thông số tinh trùng và độ phân mảnh DNA trước và sau khi lọc rửa bằng kỹ thuật Swim-up với 2 mẫu tinh dịch thu nhận cách nhau 1 giờ.
Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 65 cặp vợ chồng có chỉ định ICSI. Tất cả các mẫu tinh dịch được thu nhận trong cùng điều kiện, lần xuất tinh thứ 2 thu nhận sau lần xuất tinh đầu 1 giờ. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: nhóm có các chỉ số tinh trùng bình thường (n=30) và nhóm tinh trùng OAT (n=35). Mẫu được đánh giá các chỉ số tinh dịch đồ theo hướng dẫn của WHO (2010), chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng bằng Halosperm kit (HT-HS10) và lọc rửa bằng kỹ thuật bơi lên (Swim-up) trước khi thực hiện ICSI.
Kết quả cho thấy so với lần xuất tinh đầu, lần xuất tinh thứ 2 cho tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường cao hơn (22.4% và 20.4%; p <0,01) và tỷ lệ phân mảnh DNA thấp hơn (13.6% và 14.8%; p<0,01) ở nhóm tinh trùng bình thường; tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới (27.5% và 16.9%; p<0,001) và hình dạng tinh trùng bình thường (15.6% và 13%; p<0,0001) cao hơn ở nhóm OAT. Sau khi lọc rửa, mẫu xuất tinh lần thứ 2 có tỷ lệ phân mảnh DNA thấp hơn mẫu xuất tinh lần đầu ở cả hai nhóm tinh trùng bình thường (11.2% và 12.7%; p<0,05) và nhóm OAT (16.7% và 21.6%; p<0,001); tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường của nhóm OAT cao hơn trong lần xuất tinh thứ 2 (31% và 24.1%, p<0,01).
Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu đề xuất sử dụng tinh trùng trong lần xuất tinh thứ 2 sau lần xuất tinh đầu 1 giờ trong thực hiện hỗ trợ sinh sản nhằm cải thiện chất lượng tinh trùng, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân OAT.
Nguồn: Manna C., Barbagallo F., Manzo R., Rahman A., Francomano D. and Calogero A. E. (2020), "Sperm Parameters before and after Swim-Up of a Second Ejaculate after a Short Period of Abstinence", J Clin Med, 9(4). doi: 10.3390/jcm9041029.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Xác định nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 tại nội mạc tử cung: thông qua biểu hiện gen liên quan đến nhiễm virus trong suốt chu kỳ kinh nguyệt - Ngày đăng: 09-07-2020
Sức khoẻ trẻ sinh ra sau khi chuyển phôi khảm ở mức độ thấp - Ngày đăng: 09-07-2020
Nghiện thuốc lá nặng và uống rượu quá mức có liên quan đến thông số tinh trùng kém ở nam giới vô sinh nguyên phát - Ngày đăng: 06-07-2020
Mối tương quan giữa BMI và sẩy thai - Ngày đăng: 06-07-2020
Phân tích toàn diện về mối tương quan giữa các lần mang thai thất bại trước đó với phôi nang lệch bội cũng như kết quả thai sau PGT-A - Ngày đăng: 06-07-2020
Vitamin D có vai trò trong cải thiện kết quả điều trị hiếm muộn hay không? Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu tại Anh - Ngày đăng: 06-07-2020
Rubella và thai kỳ - Ngày đăng: 06-07-2020
Thời gian nở rộng hoàn toàn của phôi nang phản ánh tiềm năng phôi – một nghiên cứu Timelapse cỡ mẫu lớn dựa trên 5177 phôi - Ngày đăng: 06-07-2020
Phương pháp thủy tinh hóa điều chỉnh cho các mẫu xuất tinh có 3 tinh trùng trở xuống và sức khoẻ của 14 trẻ được sinh ra từ phương pháp này sau 7 năm - Ngày đăng: 06-07-2020
Mối tương quan giữa tổng liều FSH với tỉ lệ sinh sống trên chu kỳ sử dụng noãn hiến tặng và chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 04-07-2020
Kết quả lâm sàng khi chuyển phôi nang đông lạnh ở nhóm bệnh nhân trẻ, trải qua một chu kì chuyển phôi tươi thất bại - Ngày đăng: 04-07-2020
Thời gian nuôi cấy sau rã ở phôi giai đoạn phân chia có ảnh hưởng đến tỉ lệ thai? - Ngày đăng: 04-07-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK