Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Sunday 19-07-2020 10:50am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Võ Minh Tuấn - IVFMD Tân Bình

Việc chuyển phôi nang trong chu kỳ thụ tinh ống nghiệm mang lại một số lợi thế như tăng tỉ lệ cấy ghép, tỉ lệ sinh sống, cải thiện việc lựa chọn phôi thông qua hình thái phôi, ngoài ra có thể thực hiện xét nghiệm di truyền tiền làm tổ trên phôi nang để sàng lọc phôi không bất thường (Hiệp hội y học sinh sản Hoa Kỳ, 2013). Việc chuyển phôi nang có chất lượng tốt giúp cải thiện tỉ lệ thai lâm sàng (Goto, 2011). Tuy nhiên trong mỗi chu kỳ thụ tinh ống nghiệm, không phải tất cả các noãn thu được đều trưởng thành và các noãn trưởng thành đều có thể thụ tinh, vì vậy rất khó xác định được tỉ lệ phôi phân chia (phôi ngày 3) và phôi nang (phôi ngày 5), cũng không thể dự đoán được phôi nào trong giai đoạn phôi phân chia có thể phát triển lên thành phôi nang. Chính vì vậy, việc dự đoán số lượng và chất lượng phôi nang dự kiến trong một chu kỳ thụ tinh ống nghiệm có thể tác động đáng kể đến việc bệnh nhân được tư vấn như thế nào và cách quản lý chu kỳ điều trị của họ. Một số chu kỳ IVF và đặc điểm của bệnh nhân có liên quan đến tỉ lệ hình thành phôi nang, các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tỉ lệ hình thành phôi nang thấp có liên quan đến phôi lệch bội (Vega, 2014). Tỉ lệ hình thành phôi nang là kết quả quan trọng về mặt lâm sàng và hiện có ít dữ liệu nghiên cứu về việc cải thiện tỉ lệ này nên nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá sự ảnh hưởng của đặc điểm bệnh nhân và chu kỳ điều trị đối với tỉ lệ hình thành phôi nang.

Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2017 trên 117 bệnh nhân điều trị bằng IVF cổ điển và ICSI, mỗi bệnh nhân có ít nhất 5 phôi ngày 3, mỗi phôi có ít nhất 7 tế bào và có tỉ lệ phân mảnh dưới 20%. Các đặc điểm của bệnh nhân được khảo sát bao gồm tuổi, chỉ số BMI và xét nghiệm dự trữ buồng trứng, đặc điểm của chu kỳ điều trị bao gồm nồng độ Estradiol và Progresterone vào ngày chọc hút, nồng độ FSH. Kết quả chu kỳ điều trị được ghi nhận gồm số lượng noãn thu được, số lượng noãn thụ tinh, tổng số phôi nang hình thành và tổng số phôi nang chất lượng tốt. Tỉ lệ hình thành phôi nang được xác định dựa trên tỉ lệ tổng số phôi nang với tổng số noãn thụ tinh trong một chu kỳ. Tỉ lệ hình thành phôi nang được chia làm 3 nhóm: thấp (nhóm 1, <33%), trung bình (nhóm 2, 33% – 66%) và cao (nhóm 3, >66%).

Kết quả:
  • Trong số 177 chu kỳ điều trị, có 20 chu kỳ có tỉ lệ hình thành phôi nang thấp (17,1%), 74 chu kỳ có tỉ lệ trung bình (63,2%) và 23 chu kỳ có tỉ lệ cao (19,7%).
  • Số lượng noãn trung bình ở nhóm 1 cao hơn so với nhóm 3 (18,1 so với 13,4, P = 0,060)
  • Độ tuổi ở nhóm có tỉ lệ hình thành phôi nang thấp và cao không có sự khác biệt (nhóm 1: 33,4% so với nhóm 3: 32,1%, P = 0,508). Chỉ số BMI ở hai nhóm này cũng không có sự khác biệt (nhóm 1: 1 so với nhóm 2: 0,6, P = 0,162).
  • Đa số bệnh nhân trong tất cả các nhóm trải qua ICSI và IVF cổ điển, nồng độ Estradiol, Progresterone và FSH không có sự khác biệt giữa các nhóm (P = 0,100).
  • Không có mối liên hệ nào được tìm thấy giữa tỉ lệ hình thành phôi nang cao và tỉ lệ thai lâm sàng (P = 0,90).
Kết luận: Tỉ lệ hình thành phôi nang cao có liên quan đến sự hình thành phôi nang chất lượng cao. Tuy nhiên, những chu kì có số lượng noãn cao hơn lại không cải thiện được tỉ lệ này. Tỉ lệ hình thành phôi nang và chất lượng phôi nang rất khó dự đoán chỉ dựa trên các đặc điểm của bệnh nhân và chu kỳ điều trị và số lượng noãn thu được không phải là một yếu tố dự đoán chính xác kết quả này. Như vậy, kết quả IVF có thể được cho là bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của bệnh nhân và chu kỳ điều trị. Tuy nhiên nghiên cứu này không cho thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa tỉ lệ hình thành phôi nang và các đặc điểm nói trên. Nghiên cứu này vẫn còn nhiều hạn chế, bao gồm thiết kế hồi cứu và cỡ mẫu nhỏ.

Nguồn: Jones, Carrie A., et al. "Patient and in vitro fertilization (IVF) cycle characteristics associated with variable blastulation rates: a retrospective study from the Duke Fertility Center (2013–2017)." Middle East Fertility Society Journal 24.1 (2020): 4.

Các tin khác cùng chuyên mục:
Rubella và thai kỳ - Ngày đăng: 06-07-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK