Tin tức
on Friday 14-06-2019 9:04am
Danh mục: Tin quốc tế
Lựa chọn đúng phôi chuyển nhằm tăng tỉ lệ thai, đồng thời giảm số phôi chuyển, giảm tỉ lệ đa thai là một thách thức hàng đầu cho chuyên viên phôi học trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Hiện nay, phần lớn việc chọn phôi chủ yếu dựa vào hình thái. Tuy nhiên, phương pháp này có giá trị dự đoán thấp. Có nhiều phương pháp mới giúp cải thiện việc lựa chọn phôi có tiềm năng nhằm tăng tỉ lệ thành công trong điều trị IVF. Trong đó, hệ thống nuôi cấy phôi kết hợp với camera quan sát liên tục (TLM: time-lapse monitoring) cho phép đánh giá chi tiết hình thái phôi, cung cấp các thông số động học và công cụ lựa chọn phôi. TLM giúp lựa chọn phôi tiềm năng làm tổ tốt hơn, dẫn đến tỉ lệ trẻ sinh cao hơn so với nuôi cấy tủ thông thường (Basile et al.,.2017). Tuy nhiên, giá trị lâm sàng của time-lapse chỉ được công nhận ở một vài nghiên cứu.
Vì thế, Armstrong và cộng sự (2018), đã tiến hành tổng hợp phân tích đăng trên Cochrane. Tổng quan gồm 8 bài nghiên cứu RCT từ năm 2010-2017 với 2.303 bệnh nhân với 3 kiểu thiết kế nghiên cứu đoàn hệ: (1) TLM + đánh giá hình thái của hình ảnh ghi nhận bằng TLM so với nuôi cấy thường + lựa chọn phôi bằng hình thái, (2) TLM + phần mềm lựa chọn phôi so với nuôi cấy thường + lựa chọn phôi bằng hình thái, (3) TLM + phần mềm lựa chọn phôi so với nuôi cấy thường + lựa chọn phôi bằng hình thái.
Kết quả phân tích:
Theo thiết kế 1, cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ trẻ sinh sống (OR= 0,73; 95%CI 0,47 -1,13, 2 RCT, N = 440, I2 = 11%, chất lượng chứng cứ chấp nhận được), tỉ lệ sẩy thai ở 2 nhóm (OR 2,25; 95% CI 0,84 - 6,02; 2 RCTs, N = 440, I2 = 44%, chất lượng chứng cứ thấp), tỉ lệ sinh non (OR = 1,00; 95% CI 0,13 – 7,49, 1 RCT, N = 76, chất lượng chứng cứ thấp) và thai lâm sàng (OR = 0,88; 95% CI 0,58 -1,33, 3 RCTs, N = 489, I2 = 0%, chất lượng chứng cứ chấp nhận được).
Theo thiết kế 2, không có số liệu về trẻ sinh sống hoặc sinh non. Không có sự khác biệt về tỉ lệ sẩy thai (OR 1,39; 95% CI 0,64 - 3,01, 2 RCTs, N = 463, I2 = 0%, chất lượng chứng cứ rất thấp) và tỉ lệ thai lâm sàng (OR 0,97; 95% CI 0,67 - 1,42, 2 RCTs, N = 463, I2 = 0%, chất lượng chứng cứ thấp).
Còn theo thiết kế 3, cũng không có sự khác biệt về tỉ lệ trẻ sinh sống (OR 1,21; 95% CI 0,96 -1,54, 2 RCTs, N = 1017, I2 = 0%, chất lượng chứng cứ rất thấp), tỉ lệ sẩy thai (OR 0,73; 95%CI 0,49- 1,08, 3 RCTs, N = 1351, I2 = 0%, chất lượng chứng cứ rất thấp), thai lâm sàng (OR 1,17, 95% CI 0,94 – 1,45, 3 RCTs, N = 1351, I2 = 42%, chất lượng chứng cứ rất thấp). Chất lượng chứng cứ ở trong khoảng từ rất thấp đến chấp nhận được. Vẫn chưa có dữ liệu về tỉ lệ thai cộng dồn [11].
Mặc dù, tăng TLM giúp chọn lọc phôi có khả năng tạo phôi nang, làm tổ cao, nhưng chưa làm cải thiện kết cục lâm sàng: thai diễn tiến, trẻ sinh sống, giảm tỉ lệ sẩy thai, sinh non. Cần các nghiên cứu RCT hơn trong tương lai nhằm cải thiện chất lượng chứng cứ để được ra khẳng định về sự hiệu quả TLM về kết cục lâm sàng.
Trần Hà Lan Thanh _ Chuyên viên phôi học_IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Time-lapse systems for embryo incubation and assessment in assisted reproduction (Review) doi: 10.1002/14651858.CD011320.pub3.www.cochranelibrary.com
Vì thế, Armstrong và cộng sự (2018), đã tiến hành tổng hợp phân tích đăng trên Cochrane. Tổng quan gồm 8 bài nghiên cứu RCT từ năm 2010-2017 với 2.303 bệnh nhân với 3 kiểu thiết kế nghiên cứu đoàn hệ: (1) TLM + đánh giá hình thái của hình ảnh ghi nhận bằng TLM so với nuôi cấy thường + lựa chọn phôi bằng hình thái, (2) TLM + phần mềm lựa chọn phôi so với nuôi cấy thường + lựa chọn phôi bằng hình thái, (3) TLM + phần mềm lựa chọn phôi so với nuôi cấy thường + lựa chọn phôi bằng hình thái.
Kết quả phân tích:
Theo thiết kế 1, cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ trẻ sinh sống (OR= 0,73; 95%CI 0,47 -1,13, 2 RCT, N = 440, I2 = 11%, chất lượng chứng cứ chấp nhận được), tỉ lệ sẩy thai ở 2 nhóm (OR 2,25; 95% CI 0,84 - 6,02; 2 RCTs, N = 440, I2 = 44%, chất lượng chứng cứ thấp), tỉ lệ sinh non (OR = 1,00; 95% CI 0,13 – 7,49, 1 RCT, N = 76, chất lượng chứng cứ thấp) và thai lâm sàng (OR = 0,88; 95% CI 0,58 -1,33, 3 RCTs, N = 489, I2 = 0%, chất lượng chứng cứ chấp nhận được).
Theo thiết kế 2, không có số liệu về trẻ sinh sống hoặc sinh non. Không có sự khác biệt về tỉ lệ sẩy thai (OR 1,39; 95% CI 0,64 - 3,01, 2 RCTs, N = 463, I2 = 0%, chất lượng chứng cứ rất thấp) và tỉ lệ thai lâm sàng (OR 0,97; 95% CI 0,67 - 1,42, 2 RCTs, N = 463, I2 = 0%, chất lượng chứng cứ thấp).
Còn theo thiết kế 3, cũng không có sự khác biệt về tỉ lệ trẻ sinh sống (OR 1,21; 95% CI 0,96 -1,54, 2 RCTs, N = 1017, I2 = 0%, chất lượng chứng cứ rất thấp), tỉ lệ sẩy thai (OR 0,73; 95%CI 0,49- 1,08, 3 RCTs, N = 1351, I2 = 0%, chất lượng chứng cứ rất thấp), thai lâm sàng (OR 1,17, 95% CI 0,94 – 1,45, 3 RCTs, N = 1351, I2 = 42%, chất lượng chứng cứ rất thấp). Chất lượng chứng cứ ở trong khoảng từ rất thấp đến chấp nhận được. Vẫn chưa có dữ liệu về tỉ lệ thai cộng dồn [11].
Mặc dù, tăng TLM giúp chọn lọc phôi có khả năng tạo phôi nang, làm tổ cao, nhưng chưa làm cải thiện kết cục lâm sàng: thai diễn tiến, trẻ sinh sống, giảm tỉ lệ sẩy thai, sinh non. Cần các nghiên cứu RCT hơn trong tương lai nhằm cải thiện chất lượng chứng cứ để được ra khẳng định về sự hiệu quả TLM về kết cục lâm sàng.
Trần Hà Lan Thanh _ Chuyên viên phôi học_IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Time-lapse systems for embryo incubation and assessment in assisted reproduction (Review) doi: 10.1002/14651858.CD011320.pub3.www.cochranelibrary.com
Từ khóa: Hệ thống time- lapse trong nuôi cấy và đánh giá phôi trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm
Các tin khác cùng chuyên mục:
Trái cây, rau củ và lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 14-06-2019
Chuyển phôi tươi so với chuyển phôi trữ lạnh ở người đáp ứng bình thường và cao - Ngày đăng: 10-06-2019
Dydrogesterone trong hỗ trợ giai đoạn hoàng thể trong thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 07-06-2019
Các triệu chứng lo âu, trầm cảm và các marker sinh học stress ở phụ nữ mang thai sau thụ tinh ống nghiệm: nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 07-06-2019
Phản ứng của phôi với stress từ công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 07-06-2019
Sử dụng Levothyroxine ở những phụ nữ có kháng thể kháng giáp peroxidase trước khi mang thai - Ngày đăng: 05-06-2019
Hiệu quả của Nifedipine dùng đơn độc so với kết hợp giữa Nifedipine và Sildenafil Citrate trong quản lý dọa sinh non - Ngày đăng: 05-06-2019
Đánh giá sự trưởng thành của noãn trước khi ICSI giúp ngăn ngừa sự thụ tinh sớm ở các noãn trưởng thành muộn - Ngày đăng: 02-07-2019
Ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung đối với tỉ lệ trẻ sinh sống và các kết cục khác trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm: nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 03-06-2019
Tỉ lệ bất thường NST cao hơn trong các trường hợp sẩy thai ở phụ nữ PCOS điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 03-06-2019
Bức xạ wifi và điện thoại di động và ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nam và nữ - Ngày đăng: 30-05-2019
Đặc điểm của Sarcoma tử cung trên siêu âm - Ngày đăng: 30-05-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK