Tin tức
on Friday 07-06-2019 9:13am
Danh mục: Tin quốc tế
Lê Thị Thu Thảo _ Chuyên viên phôi học IVFMD Tân Bình
Sự thành công của một chu kỳ IVF được đánh dấu từ lúc phôi làm tổ trong tử cung đến khi một em bé khỏe mạnh sinh ra. Trong đó, giai đoạn ban đầu của IVF phụ thuộc nhiều vào hoạt động của labo IVF, đội ngũ bác sĩ điều trị, … giai đoạn sau đó phụ thuộc hoàn toàn vào thể trạng và sức khỏe của người mẹ. Chính vì vậy, để có kết quả tốt, người phụ nữ mang thai cần được chăm sóc một cách toàn diện không chỉ về thể chất mà còn cả tinh thần. Với những phụ nữ mang thai tự nhiên, những bất ổn về tâm lý diễn ra do sự thay đổi về hormone bên trong cơ thể trong suốt các khoảng thời gian của thai kỳ, gây cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu, hay quên, … đặc biệt trong khoảng thời gian 3 tháng cuối trước sinh, người phụ nữ thường dễ bị stress, trầm cảm hơn. Về mặt sinh lý, quá trình mang thai của người mẹ nhờ sự can thiệp của công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) không có nhiều khác biệt so với mang thai tự nhiên. Tuy nhiên, sự thay đổi về tâm lý trong quá trình mang thai vẫn còn nhiều tranh cãi; đối với khả năng bị trầm cảm, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhóm tác giả.
Bài nghiên cứu của Ana và cộng sự được thực hiện nhằm mục đích đưa ra xem quá trình IVF có ảnh hưởng đến mức độ stress, trầm cảm của phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh hay không, so với nhóm phụ nữ mang thai tự nhiên. Nghiên cứu thông qua hai bài kiểm tra State-Trait Anxiety Inventory (STAI-S) và the Beck Depression Inventory-Sort Form (BDI/SF) nhằm đánh giá mức độ stress và trầm cảm, về sinh lý, nồng độ cortisol và α-amylase trong nước bọt. Thời gian đánh giá được chia làm 3 khoảng, T1: quý 3 thai kỳ; T2: 48 giờ sau sinh; T3: 3 tháng sau sinh.
Kết quả cho thấy so với mang thai tự nhiên, nhóm phụ nữ mang thai IVF có chỉ số STAI-S cao hơn ở thời điểm T1 (p = 0,016, OR = 2,46), sự khác biệt được duy trì trong khoảng thời gian T1 đến T2 (p = 0,37, OR = 0,70) và từ T2 đến T3 (p = 0,36, OR = 0,69). Về mức độ trầm cảm, nhóm phụ nữ mang thai IVF có chỉ số BDI/SF thấp hơn ở thời điểm T1 (p < 0,001, OR = 0,192). Sự khác biệt giảm dần từ thời điểm T1 đến T2 (p = 0,072, OR = 2,21) và duy trì trong suốt khoảng thời gian từ T2 đến T3 (p = 0,107, OR = 2,09). Mặc dù chỉ số BDI/SF không có sự khác biệt về thống kê ở hai nhóm, giá trị trung bình STAI-S của nhóm phụ nữ IVF tại thời điểm T1 vẫn cao hơn. Với chỉ số sinh lý, nhóm các bà mẹ mang thai IVF có nồng độ cortisol ở thời điểm T1 (p = 0,043) cao hơn so với nhóm tự nhiên. Từ thời điểm T1 đến T2 nồng độ cortisol ở cả hai nhóm tăng với mức độ khá tương đồng (p = 0,81). Tuy nhiên, diễn biến từ khoảng T2 đến T3, nhóm phụ nữ mang thai IVF giảm nồng độ cortisol (p = 0,059), nhóm mang thai tự nhiên vẫn duy trì ở mức độ ổn định. Với nồng độ α-amylase, không có sự khác biệt giữa hai nhóm ở thời điểm T1 (p = 0,7). Tuy nhiên, ở thời điểm từ T1 đến T2, nhóm phụ nữ mang thai IVF vẫn duy trì nồng độ α-amylase, trong khi nhóm còn lại có xu hướng giảm (p = 0,049) và không ghi nhận sự khác biệt ở giai đoạn cuối từ T2 đến T3 (p = 0,53).
Như vậy, phụ nữ mang thai IVF có xu hướng bị stress nhiều hơn phụ nữ mang thai tự nhiên ở quý 3 của thai kỳ, tuy nhiên mức độ trầm cảm lại ít hơn. Bài nghiên cứu là một trong những công bố đầu tiên có sự kết hợp đánh giá cả hai yếu tố tâm lý và sinh lý, dù còn một số hạn chế như chỉ khảo sát từ quý 3 của thai kỳ về sau. Tuy nhiên, bài báo cũng là một dẫn chứng cụ thể đề cao vai trò chăm sóc tâm lý của phụ nữ đang mang thai, đặc biệt hơn với các phụ nữ mang thai nhờ vào công nghệ hỗ trợ sinh sản.
Nguồn: Anxiety and depressive symptoms, and stress biomarkers in pregnant women after in vitro fertilization: a prospective cohort study. Hum Reprod. 2018 Jul 1;33(7):1237-1246. doi: 10.1093/humrep/dey109.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phản ứng của phôi với stress từ công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 07-06-2019
Sử dụng Levothyroxine ở những phụ nữ có kháng thể kháng giáp peroxidase trước khi mang thai - Ngày đăng: 05-06-2019
Hiệu quả của Nifedipine dùng đơn độc so với kết hợp giữa Nifedipine và Sildenafil Citrate trong quản lý dọa sinh non - Ngày đăng: 05-06-2019
Đánh giá sự trưởng thành của noãn trước khi ICSI giúp ngăn ngừa sự thụ tinh sớm ở các noãn trưởng thành muộn - Ngày đăng: 02-07-2019
Ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung đối với tỉ lệ trẻ sinh sống và các kết cục khác trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm: nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 03-06-2019
Tỉ lệ bất thường NST cao hơn trong các trường hợp sẩy thai ở phụ nữ PCOS điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 03-06-2019
Bức xạ wifi và điện thoại di động và ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nam và nữ - Ngày đăng: 30-05-2019
Đặc điểm của Sarcoma tử cung trên siêu âm - Ngày đăng: 30-05-2019
Điều trị tăng đường huyết sớm trong thai kỳ: thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 29-05-2019
Mối tương quan giữa luyện tập thể dục và chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 29-05-2019
Sử dụng Letrozole trong chu kỳ chuyển phôi trữ ở phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 29-05-2019
Yếu tố tiên lượng cho kết quả bơm tinh trùng vào buồng tử cung - Ngày đăng: 29-05-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK