Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 29-05-2019 4:42pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Lê Khắc Tiến
Nhóm nghiên cứu Nội tiết – Mãn kinh
BV Mỹ Đức Phú Nhuận



Tăng đường huyết thai kỳ gắn liền với tăng đường huyết thai và tăng lượng insulin trong máu thai nhi, thai to, béo phì và hội chứng chuyển hóa. Để đánh giá mối liên quan giữa tăng đường huyết thai kỳ với các kết cục trên, một nghiên cứu về Tăng đường huyết và các kết cục xấu thai kỳ (Hyperglycemia and Adverse Pregnancy Outcomes – HAPO) với đối tượng nghiên cứu là những phụ nữ không bị đái tháo đường đã báo cáo rằng, thậm chí với các trường hợp không dung nạp đường lượng thấp cũng là một yếu tố quan trọng gây tăng lượng insulin máu thai nhi và loạn dưỡng mỡ. Đồng thời là yếu tố tiềm tàng gây ra các rối loạn chuyển hóa ở bé lúc mới sinh cũng như khi lớn lên. Sau khi nghiên cứu HAPO được công bố, Nhóm nghiên cứu thuộc Hiệp hội Quốc tế về Đái tháo đường và thai kỳ (IADPSG) và Hiệp hội đái tháo đường thai kỳ (ADA) khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ mang thai nên được tầm soát đái tháo đường thai kỳ trong lần khám thai đầu tiên và nên được điều trị ngay khi được chẩn đoán tăng đường huyết (lượng đường huyết đói (FPG) từ 100 - 125 mg/dL hoặc HbA1C 5,7 - 6,4%). Thậm chí IADPSG cũng khuyến cáo thêm nên điều trị ở các trường hợp có đường huyết đói (FPG) ≥ 92 mg/dL. Tuy nhiên, việc điều trị đái tháo đường sớm ở phụ nữ mang thai có cải thiện kết cục thai kỳ hay không vẫn còn là một ẩn số. Để làm rõ vấn đề này, tác giả Roeder và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu trên 202 phụ nữ có tăng đường huyết (HbA1c ≥ 5,7% và/hoặc đường huyết đói FPG ≥ 92 mg/dL) sớm ≤ 15 tuần thai cũng như theo dõi điều trị và kết cục thai kỳ, nghiên cứu được thực hiện từ 2013-2015. 
 
Đối tượng tham gia nghiên cứu được ngẫu nhiên phân thành nhóm điều trị tăng đường huyết ở giai đoạn sớm của thai kỳ hoặc ở tam cá nguyệt thứ ba, điều trị gồm có tư vấn về dinh dưỡng, theo dõi đường huyết và thuốc viên hạ đường huyết nếu cần. Các thai phụ được làm thử nghiệm dung nạp đường huyết 2h từ tuần lễ 24 - 28 của thai kỳ. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về số thai nhi có C-peptide > bách phân vị 90th giữa hai nhóm (1 [1,5%] và 4 [6,7%]; P = 0,19) điều trị tăng đường huyết sớm và điều trị tăng đường huyết ở tam cá nguyệt thứ ba. Không có sự khác biệt về lượng mỡ (0,37 ± 0,16 và 0,36 ± 0,17 kg; P = 0,91), tỉ lệ cân nặng trên chiều cao ở trẻ sơ sinh (25% và 25%; P = 0,46), hoặc thai to (1,5 vs 5,0%; P = 0,84). Số cân tăng trong thai kỳ giữa hai nhóm điều trị sớm và điều trị trong tam cá nguyệt thứ ba tương ứng 22,6 ± 12,9 lb và 23,9 ± 11,2 lb (P = 0,88). Đái tháo đường thai kỳ được chẩn đoán trong 19,0% tổng số trường hợp theo dõi và không có sự khác biệt giữa hai nhóm (14,2% và 25,8%).
 
Theo nghiên cứu trên, tác giả cho thấy việc điều trị tăng đường huyết sớm ở thai kỳ không giúp cải thiện kết cục đáng kể ở mẹ và con. Do đó cần cân nhắc khi đưa ra quyết định điều trị sớm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai.
 
Nguồn: Roeder, H. A., Moore, T. R., Wolfson, M. T., Gamst, A. C., & Ramos, G. A. (2019). Treating hyperglycemia in early pregnancy: a randomized controlled trial. American Journal of Obstetrics & Gynecology MFM.

Các tin khác cùng chuyên mục:
Sinh non và nguy cơ bệnh thận mạn - Ngày đăng: 23-05-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK