Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 03-06-2019 3:16pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Chuyên viên phôi học Trần Hà Lan Thanh – IVFMD Phú Nhuận
 
Lạc nội mạc tử cung được biết là làm giảm khả năng sinh sản tự nhiên của phụ nữ, nhưng vẫn còn nhiều tranh luận về tầm ảnh hưởng của nó đối với kết cục điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Lạc nội mạc tử cung được chẩn đoán là nguyên nhân chiếm 25-50% của vô sinh (Missmer et al., 2004). Tuy nhiên, cơ chế về sự liên hệ của lạc nội mạc tử cung – vô sinh vẫn chưa được hiểu rõ.

Nghiên cứu hồi cứu đoàn hệ các chu kỳ IVF từ 2000-2014, nhằm đánh giá tầm ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung đối với tỉ lệ trẻ sinh sống của những phụ nữ vô sinh điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Đồng thời, cũng nghiên cứu kết cục phụ như: số trứng trưởng thành lúc chọc hút, tỉ lệ thụ tinh, tạo thành phôi nang, tỉ lệ làm tổ, thai diễn tiến, sẩy thai. Đối tượng được nhận vào nghiên cứu gồm nhóm phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung (n=531) và nhóm 2 - phụ nữ bị vô sinh chưa rõ nguyên nhân (n=737) với 1 chu kỳ chuyển phôi duy nhất.

Kết quả:

  • Tỉ lệ trẻ sinh sống ở nhóm lạc nội mạc tử cung là 24% thấp hơn khi so với nhóm CRNN [OR 0,76 (95% CI, 0,59-0,98) p=0,035]. Còn khi phân tích đa biến, thì tỉ lệ trẻ sinh sống vẫn có xu hướng thấp hơn như lại không khác biệt [OR 0,76 (95% CI 0,56-1,03) p=0,078]
  • Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có tỉ lệ sinh sống 1 trẻ tương tự như nhóm phụ nữ vô sinh chưa rõ nguyên nhân khi chuyển hai phôi [OR 0,72 (95% CI 0,38 – 1,36), P = 0,32] nhưng thấp hơn nếu chỉ chuyển 1 phôi [OR 0,31 (95% CI 0,16 – 0,58), P = 0,0003]
  • Khi so sánh với nhóm chưa rõ nguyên nhân thì nhóm lạc nội mạc tử cung có số trứng trưởng thành lúc chọc hút thấp hơn, tỉ lệ tạo phôi nang [OR 0,24 (95% CI 0,12-0,5) p=0,0001] và làm tổ cũng thấp hơn đáng kể [OR 0,73 (95% CI 0,58-0,92) p=0,007].

Hạn chế của nghiên cứu là thiết kế hồi cứu. Cũng như bằng cách giới hạn nghiên cứu trong một chu kỳ chuyển phôi duy nhất, nên không thể đánh giá kết quả cộng dồn của việc sử dụng tất cả các phôi đông lạnh.
Nghiên cứu đã chứng tỏ lạc nội mạc tử cung làm giảm tỉ lệ trẻ sinh sống trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Ngoài ra, lạc nội mạc tử cung cũng ảnh hưởng đến chất lượng noãn và tiềm năng phát triển của phôi cũng như làm giảm khả năng làm tổ. Cần có nghiên cứu trong tương lai để cải thiện kết quả điều trị TTTON của phụ nữ lạc nội mạc tử cung.

Nguồn: The effect of endometriosis on live birth rate and other reproductive outcomes in ART cycles: a cohort study, Human Reproduction Open, 2018  https://doi.org/10.1093/hropen/hoy016
 
 


Các tin khác cùng chuyên mục:
Sinh non và nguy cơ bệnh thận mạn - Ngày đăng: 23-05-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK