Tin tức
on Friday 07-06-2019 9:16am
Danh mục: Tin quốc tế
Hỗ trợ hoàng thể là giai đoạn không thể thiếu trong thụ tinh trong ống nghiệm. Progesterone là nội tiết tố chính của pha hoàng thể. Có nhiều đường dùng progesterone gồm đường uống, tiêm bắp, đặt âm đạo, đặt hậu môn và tiêm dưới da. Hiện nay, progesterone tự nhiên dạng vi hạt hoặc dạng gel đường âm đạo vẫn là dạng được sử dụng phổ biến nhất trên thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, progesterone đường âm đạo còn bị một số hạn chế là gây kích ứng âm đạo, tăng tiết dịch, khiến bệnh nhân khó chịu.
Dydrogesterone là một retroprogesterone đã được sử dụng từ những thập niên 1960 để điều trị các tình trạng thiếu hụt progesterone. Lợi ích của dydrogesterone là có thể sử dụng bằng đường uống, khắc phục được các nhược điểm của đường tiêm bắp và đặt âm đạo.
Một số thử nghiệm lâm sàng và phân tích gộp đã cho thấy dydrogesterone có hiệu quả tương tự progesterone âm đạo trong hỗ trợ hoàng thể. Tuy nhiên, một phân tích gộp gần đây của van der Linden và cộng sự thực hiện năm 2015 lại cho thấy phương pháp nghiên cứu của các thử nghiệm này không chất lượng, vì vậy, mức độ chứng cứ bị đánh giá thấp. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu của Georg Griesinger và cộng sự đã thực hiện 2 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, đa trung tâm, pha III, nhằm so sánh hiệu quả của dydrogesterone trong hỗ trợ hoàng thể với progesterone âm đạo.
· Lotus I: thử nghiệm mù đôi, thực hiện tại 38 trung tâm ở 7 quốc gia, từ tháng 08/2013 đến tháng 03/2016, trên 1.031 bệnh nhân từ trên 18 đến dưới 42 tuổi, so sánh dydrogesterone 30 mg uống với 600 mg progesterone vi hạt đặt âm đạo chia 3 lần mỗi ngày.
· Lotus II: thử nghiệm mở, thực hiện tại 37 trung tâm ở 10 quốc gia, từ tháng 08/2015 đến tháng 05/2017, trên 1.034 bệnh nhân từ trên 18 đến dưới 42 tuổi, so sánh dydrogesterone 30 mg chia 3 lần uống với 8% progesterone gel 90 mg mỗi ngày.
Cả hai thử nghiệm đều cho thấy dydrogesterone có hiệu quả không kém hơn so với progesterone âm đạo dạng vi hạt (viên hoặc gel) về tỉ lệ thai diễn tiến 12 tuần (lần lượt là 37,6% vs 33,1% trong Lotus I và 38,7% vs 35% trong Lotus II) và tỉ lệ sinh sống (34,6% vs 29,8% trong Lotus I và 34,4% vs 32,5% trong Lotus II). Tính an toàn và độ dung nạp của dydrogesterone cũng tương tự như progesterone dùng đường âm đạo, song lợi ích của dydrogesterone là đường dùng thuận tiện hơn, tránh được các tác dụng phụ của đường âm đạo.
Kết quả của hai thử nghiệm trên gợi ý dydrogesterone có thể thay thế progesterone âm đạo trong hỗ trợ hoàng thể. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định thêm một số vấn đề khác như liều dùng tối ưu nhất và hiệu quả của dydrogesterone trong chuyển phôi trữ.
BS Nguyễn Khánh Linh – IVFMD Phú Nhuận
Nguồn:
1. Herman Tournaye, Gennady T. Sukhikh, Elke Kahler and Georg Griesinger. A Phase III randomized controlled trial comparing the efficacy, safety and tolerability of oral dydrogesterone versus micronized vaginal progesterone for luteal support in in vitro fertilization. Human Reproduction, Vol.32, No.5 pp. 1019-1027, 2017.
2. Georg Griesinger, Christophe Blockeel, Gennady T. Sukhikh, Ameet Patki, Bharati Dhorepatil, Dong-Zi Yang, Zi-Jiang Chen, Elke Kahler, Claire Pexman-Fieth and Herman Tournaye. Oral dydrogesterone versus intravaginal micronized progesterone gel for luteal phase support in IVF: a randomized clinical trial. Human Reproduction, Vol.33, No.12 pp. 2212–2221, 2018.
Dydrogesterone là một retroprogesterone đã được sử dụng từ những thập niên 1960 để điều trị các tình trạng thiếu hụt progesterone. Lợi ích của dydrogesterone là có thể sử dụng bằng đường uống, khắc phục được các nhược điểm của đường tiêm bắp và đặt âm đạo.
Một số thử nghiệm lâm sàng và phân tích gộp đã cho thấy dydrogesterone có hiệu quả tương tự progesterone âm đạo trong hỗ trợ hoàng thể. Tuy nhiên, một phân tích gộp gần đây của van der Linden và cộng sự thực hiện năm 2015 lại cho thấy phương pháp nghiên cứu của các thử nghiệm này không chất lượng, vì vậy, mức độ chứng cứ bị đánh giá thấp. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu của Georg Griesinger và cộng sự đã thực hiện 2 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, đa trung tâm, pha III, nhằm so sánh hiệu quả của dydrogesterone trong hỗ trợ hoàng thể với progesterone âm đạo.
· Lotus I: thử nghiệm mù đôi, thực hiện tại 38 trung tâm ở 7 quốc gia, từ tháng 08/2013 đến tháng 03/2016, trên 1.031 bệnh nhân từ trên 18 đến dưới 42 tuổi, so sánh dydrogesterone 30 mg uống với 600 mg progesterone vi hạt đặt âm đạo chia 3 lần mỗi ngày.
· Lotus II: thử nghiệm mở, thực hiện tại 37 trung tâm ở 10 quốc gia, từ tháng 08/2015 đến tháng 05/2017, trên 1.034 bệnh nhân từ trên 18 đến dưới 42 tuổi, so sánh dydrogesterone 30 mg chia 3 lần uống với 8% progesterone gel 90 mg mỗi ngày.
Cả hai thử nghiệm đều cho thấy dydrogesterone có hiệu quả không kém hơn so với progesterone âm đạo dạng vi hạt (viên hoặc gel) về tỉ lệ thai diễn tiến 12 tuần (lần lượt là 37,6% vs 33,1% trong Lotus I và 38,7% vs 35% trong Lotus II) và tỉ lệ sinh sống (34,6% vs 29,8% trong Lotus I và 34,4% vs 32,5% trong Lotus II). Tính an toàn và độ dung nạp của dydrogesterone cũng tương tự như progesterone dùng đường âm đạo, song lợi ích của dydrogesterone là đường dùng thuận tiện hơn, tránh được các tác dụng phụ của đường âm đạo.
Kết quả của hai thử nghiệm trên gợi ý dydrogesterone có thể thay thế progesterone âm đạo trong hỗ trợ hoàng thể. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định thêm một số vấn đề khác như liều dùng tối ưu nhất và hiệu quả của dydrogesterone trong chuyển phôi trữ.
BS Nguyễn Khánh Linh – IVFMD Phú Nhuận
Nguồn:
1. Herman Tournaye, Gennady T. Sukhikh, Elke Kahler and Georg Griesinger. A Phase III randomized controlled trial comparing the efficacy, safety and tolerability of oral dydrogesterone versus micronized vaginal progesterone for luteal support in in vitro fertilization. Human Reproduction, Vol.32, No.5 pp. 1019-1027, 2017.
2. Georg Griesinger, Christophe Blockeel, Gennady T. Sukhikh, Ameet Patki, Bharati Dhorepatil, Dong-Zi Yang, Zi-Jiang Chen, Elke Kahler, Claire Pexman-Fieth and Herman Tournaye. Oral dydrogesterone versus intravaginal micronized progesterone gel for luteal phase support in IVF: a randomized clinical trial. Human Reproduction, Vol.33, No.12 pp. 2212–2221, 2018.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Các triệu chứng lo âu, trầm cảm và các marker sinh học stress ở phụ nữ mang thai sau thụ tinh ống nghiệm: nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 07-06-2019
Phản ứng của phôi với stress từ công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 07-06-2019
Sử dụng Levothyroxine ở những phụ nữ có kháng thể kháng giáp peroxidase trước khi mang thai - Ngày đăng: 05-06-2019
Hiệu quả của Nifedipine dùng đơn độc so với kết hợp giữa Nifedipine và Sildenafil Citrate trong quản lý dọa sinh non - Ngày đăng: 05-06-2019
Đánh giá sự trưởng thành của noãn trước khi ICSI giúp ngăn ngừa sự thụ tinh sớm ở các noãn trưởng thành muộn - Ngày đăng: 02-07-2019
Ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung đối với tỉ lệ trẻ sinh sống và các kết cục khác trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm: nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 03-06-2019
Tỉ lệ bất thường NST cao hơn trong các trường hợp sẩy thai ở phụ nữ PCOS điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 03-06-2019
Bức xạ wifi và điện thoại di động và ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nam và nữ - Ngày đăng: 30-05-2019
Đặc điểm của Sarcoma tử cung trên siêu âm - Ngày đăng: 30-05-2019
Điều trị tăng đường huyết sớm trong thai kỳ: thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 29-05-2019
Mối tương quan giữa luyện tập thể dục và chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 29-05-2019
Sử dụng Letrozole trong chu kỳ chuyển phôi trữ ở phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 29-05-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK