Tin tức
on Wednesday 15-08-2018 9:02am
Danh mục: Tin quốc tế
Nghiên cứu này vừa được đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine vào ngày 9.8.2018.
Trước đây, quan điểm sinh trước 39 tuần nếu không có chỉ định y khoa có liên quan đến các kết cục chu sinh không tốt so với cho sinh khi đủ tháng (39 0/7 – 40 6/7 tuần). Và tới hiện tại, thực hành thường quy khi tuổi thai từ 39 0/7 tuần đến 40 6/7 tuần là tránh việc chọn lựa khởi phát chuyển dạ (KPCD) do thiếu các chứng cứ về lợi ích sơ sinh và liên quan đến tăng tỷ lệ mổ lấy thai (MLT) và những kết cục bất lợi khác cho thai phụ, đặc biệt ở những thai phụ con so.
Nghiên cứu này được thực hiện đa trung tâm, được phân nhóm ngẫu nhiên những thai phụ con so ở tuổi thai từ 38 0/7 tuần - 38 6/7 tuần vào nhóm KPCD lúc thai 39 0/7 – 39 4/7 tuần hoặc theo dõi chờ đợi tiếp đến 40 5/7 tuần. Kết cục chính là so sánh các biến chứng bất lợi hay tử vong sơ sinh, kết cục phụ là mổ lấy thai. Từ tháng 3/2014 đến tháng 8/2017 có tổng cộng 50.581 thai phụ được sàng lọc. Trong 22.533 thai phụ đủ tiêu chuẩn có 6106 thai phụ được ký đồng thuận tham gia và phân nhóm ngẫu nhiên.
Tổng cộng có 3062 thai phụ được phân vào nhóm KPCD và 3044 được phân vào nhóm chờ đợi. Kết cục chính về sơ sinh (tử vong chu sinh, hỗ trợ hô hấp, điểm số apgar 5 phút ≤ 3, bệnh não thiếu oxy, co giật, nhiễm trùng, hội chứng hít phân su, chấn thương khi sinh, xuất huyết trong và ngoài màng cứng, hỗ trợ hạ áp) ở nhóm KPCD là 4.3% và ở nhóm chờ đợi là 5.4% (RR = 0.80, KCT 95% = 0.64-1.00).
Tỷ lệ MLT ở nhóm KPCD thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chờ đợi (18.6% so với 22.2%; RR = 0.84, KTC 95% = 0.76-0.93).
Từ kết quả này các tác giả đưa ra kết luận rằng: KPCD lúc thai 39 tuần ở thai phụ con so nguy cơ thấp không làm gia tăng các kết cục chu sinh xấu, và có tỷ lệ mổ lấy thai thấp hơn.
BS Nguyễn Mai An – BV Mỹ Đức
Nguồn: https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa1800566
Trước đây, quan điểm sinh trước 39 tuần nếu không có chỉ định y khoa có liên quan đến các kết cục chu sinh không tốt so với cho sinh khi đủ tháng (39 0/7 – 40 6/7 tuần). Và tới hiện tại, thực hành thường quy khi tuổi thai từ 39 0/7 tuần đến 40 6/7 tuần là tránh việc chọn lựa khởi phát chuyển dạ (KPCD) do thiếu các chứng cứ về lợi ích sơ sinh và liên quan đến tăng tỷ lệ mổ lấy thai (MLT) và những kết cục bất lợi khác cho thai phụ, đặc biệt ở những thai phụ con so.
Nghiên cứu này được thực hiện đa trung tâm, được phân nhóm ngẫu nhiên những thai phụ con so ở tuổi thai từ 38 0/7 tuần - 38 6/7 tuần vào nhóm KPCD lúc thai 39 0/7 – 39 4/7 tuần hoặc theo dõi chờ đợi tiếp đến 40 5/7 tuần. Kết cục chính là so sánh các biến chứng bất lợi hay tử vong sơ sinh, kết cục phụ là mổ lấy thai. Từ tháng 3/2014 đến tháng 8/2017 có tổng cộng 50.581 thai phụ được sàng lọc. Trong 22.533 thai phụ đủ tiêu chuẩn có 6106 thai phụ được ký đồng thuận tham gia và phân nhóm ngẫu nhiên.
Tổng cộng có 3062 thai phụ được phân vào nhóm KPCD và 3044 được phân vào nhóm chờ đợi. Kết cục chính về sơ sinh (tử vong chu sinh, hỗ trợ hô hấp, điểm số apgar 5 phút ≤ 3, bệnh não thiếu oxy, co giật, nhiễm trùng, hội chứng hít phân su, chấn thương khi sinh, xuất huyết trong và ngoài màng cứng, hỗ trợ hạ áp) ở nhóm KPCD là 4.3% và ở nhóm chờ đợi là 5.4% (RR = 0.80, KCT 95% = 0.64-1.00).
Tỷ lệ MLT ở nhóm KPCD thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chờ đợi (18.6% so với 22.2%; RR = 0.84, KTC 95% = 0.76-0.93).
Từ kết quả này các tác giả đưa ra kết luận rằng: KPCD lúc thai 39 tuần ở thai phụ con so nguy cơ thấp không làm gia tăng các kết cục chu sinh xấu, và có tỷ lệ mổ lấy thai thấp hơn.
BS Nguyễn Mai An – BV Mỹ Đức
Nguồn: https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa1800566
Các tin khác cùng chuyên mục:
Quần lót, chức năng tinh hoàn và số lượng tinh trùng - Ngày đăng: 15-08-2018
Hiệu quả của oxy so với không khí phòng trong hồi sức thai nhi còn trong bụng mẹ - Ngày đăng: 15-08-2018
Ước đoán độ trưởng thành phổi thai nhi bằng cộng hưởng từ phổ - Ngày đăng: 13-08-2018
Thai kỳ xin noãn và những biến chứng trong thai kỳ xin noãn - Ngày đăng: 10-08-2018
Mối tương quan giữa BMI và kết quả thai sau chuyển đơn phôi - Ngày đăng: 08-08-2018
Trữ lạnh tinh trùng không sử dụng chất bảo quản lạnh: một cách tiếp cận mới - Ngày đăng: 08-08-2018
Tầm soát lệch bội bằng DNA tế bào tự do từ môi trường nuôi cấy phôi - Ngày đăng: 02-08-2018
Hiệu quả của việc tầm soát thường quy độ bão hòa oxy máu trong phát hiện tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 31-07-2018
Phôi khảm: Thách thức cho xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 31-07-2018
Rối loạn thượng di truyền ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở nhóm vô sinh nam - Ngày đăng: 26-07-2018
Vai trò của kháng sinh đối với thai kỳ có ối vỡ non trên thai non tháng - Ngày đăng: 25-07-2018
Nồng độ FSH huyết thanh cao liên quan đến sự hình thành noãn nâu và tỉ lệ thai thấp trong TTTON - Ngày đăng: 13-07-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK