Tin tức
on Tuesday 31-07-2018 7:54am
Danh mục: Tin quốc tế
Kỹ thuật PGT (Preimplantation Genetic Testing) ngày càng được sử dụng phổ biến cho thấy tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể ở phôi người rất cao. Thách thức lớn nhất để thực hiện kỹ thuật này chính là thể khảm. Thể khảm thường là kết quả của sự sai hỏng trong lần phân chia đầu tiên sau thụ tinh, nó phổ biến ở phôi giai đoạn phân cắt. Phôi mang thể khảm được định nghĩa là phôi mang hai hoặc nhiều dòng tế bào có kiểu gen khác nhau. Một số nghiên cứu cho thấy có sự không đồng nhất nhiễm sắc thể của phôi nang khi thực hiện PGT bằng kỹ thuật NGS và sinh thiết tế bào TE. Điều này gây tranh cãi về sự chính xác của việc chẩn đoán lệch bội bằng PGT, các tác động lâm sàng của thể khảm nguyên bội- lệch bội. Kỹ thuật sinh thiết tế bào lá nuôi chỉ lấy khoảng từ 4-10 tế bào, vì vậy mức độ phản ánh hoàn toàn bộ gen của phôi vẫn chưa được rõ ràng.
Một số báo cáo gần đây cho thấy phôi khảm có thể phát triển thành thai diễn tiến và sinh ra trẻ khoẻ mạnh. Điều này chứng tỏ rằng, phôi khảm vẫn có thể là phôi hữu dụng và có thể được cân nhắc để tư vấn cho những bệnh nhân có ít hoặc không có phôi nguyên bào.
Nghiên cứu này thực hiện trên nguồn phôi hiến tặng, nhằm đánh giá các vùng khảm trên phôi và sự tương đồng giữa thể khảm trong TE và ICM để xác định mức độ sinh thiết tế bào TE nào có thể phản ánh được tình trạng nhiễm sắc thể của lớp ICM phôi người. Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá tính khảm và sự tương quan giữa ICM và TE trong quần thể phôi không được lựa chọn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Trên tổng số phôi nang được phân tích, tỉ lệ khảm bao gồm cả bất thường cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể lên đến 37,9%.
- Trong nhóm nghiên cứu, tỉ lệ tương đồng giữa phân tích mẫu ICM và mẫu TE là 55,9%. Đáng chú ý là có đến 20,6% phôi nang có ICM bình thường nhưng có ít nhất 1 mẫu TE cho thấy bất thường hoàn toàn hoặc thể khảm; 17,6% phôi có ICM khảm hoặc bất thường trong khi mẫu TE là bình thường hoặc khảm.
- Không có sự tương quan giữa tuổi bệnh nhân và sự khảm của phôi.
Nghiên cứu cho thấy phôi khảm có tỉ lệ cao hơn so với những công bố trước đây. Hơn nữa, thể khảm trong TE và ICM có mối tương quan thấp với nhau. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các mẫu sinh thiết từ cùng một phôi có mức độ khảm khác nhau nên kết quả nhiễm sắc thể của một mẫu TE không phải lúc nào cũng biểu thị cho tình trạng nhiễm sắc thể của cả phôi. Việc có nên chuyển phôi lệch bội hay không vẫn còn gây nhiều tranh cãi và nghiên cứu này góp phần chứng minh được rằng phôi lệch bội sau PGT vẫn có thể hữu dụng.
Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Chromosomal mosaicism in human blastocysts: the ultimate challenge of preimplantation genetic testing? Human Reproduction 10.1093/humrep/dey106.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Rối loạn thượng di truyền ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở nhóm vô sinh nam - Ngày đăng: 26-07-2018
Vai trò của kháng sinh đối với thai kỳ có ối vỡ non trên thai non tháng - Ngày đăng: 25-07-2018
Nồng độ FSH huyết thanh cao liên quan đến sự hình thành noãn nâu và tỉ lệ thai thấp trong TTTON - Ngày đăng: 13-07-2018
Bất thường hình thái liên quan đến biến đổi khung xương tế bào trong noãn người - Ngày đăng: 13-07-2018
Hướng dẫn lâm sàng quốc tế dựa trên bằng chứng về chẩn đoán và điều trị hội chứng buồng trứng đa nang 2018 - Ngày đăng: 12-07-2018
Bổ sung các chế phẩm chống oxy hóa không cải thiện chất lượng tinh trùng ở nam giới hiếm muộn - Ngày đăng: 06-07-2018
So sánh Carbetocin bền vững nhiệt và Oxytocin trong dự phòng băng huyết sau sinh ngả âm đạo - Ngày đăng: 03-07-2018
So sánh giữa bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) ở nhóm bệnh nhân đáp ứng kém: Một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 02-07-2018
Progesterone đặt âm đạo và khâu cổ tử cung có hiệu quả tương đương trong dự phòng sinh non ở thai phụ đơn thai, tiền sử sinh non và chiều dài kênh cổ tử cung ngắn – cập nhật phân tích gộp so sánh gián tiếp - Ngày đăng: 02-07-2018
MicroRNAs trong môi trường nuôi cấy phôi nang được tiết ra từ các tế bào lá nuôi và có thể giúp đánh giá tiềm lực làm tổ của phôi người - Ngày đăng: 02-07-2018
Sử dụng kháng viêm non-steroid khi có thai và nguy cơ sẩy thai - Ngày đăng: 29-06-2018
Ảnh hưởng của histon DNA tinh trùng lên sự phát triển phôi - Ngày đăng: 30-06-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK