Tin tức
on Friday 06-07-2018 2:12pm
Danh mục: Tin quốc tế
Nhiều kết quả từ nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy các chế phẩm chống oxy hóa có tác dụng cải thiện các thông số tinh dịch đồ ở nam giới hiếm muộn. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các nghiên cứu này là cỡ mẫu nhỏ, sự không đồng nhất ở các nhóm bệnh nhân nghiên cứu, sự đa dạng của các loại chế phẩm chống oxy hóa, và các kết cục không liên quan đến lâm sàng. Thực tế này đòi hỏi cần có 1 nghiên cứu được thiết kế một cách chặt chẽ nhằm thu hẹp các khoảng cách về kiến thức và mang đến chứng cứ y học mạnh hơn về vấn đề này.
Kết quả từ một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng lớn tại Hoa Kỳ (Males, Antioxidants, and Infertility Trial - MOXI trial) trên 174 cặp vợ chồng cho thấy việc người chồng sử dụng các chế phẩm chống oxy hóa hằng ngày liên tục trong 3 tháng không mang đến các thay đổi cho mật độ tinh trùng, tỷ lệ di động và hình thái hay kể cả tỷ lệ phân mảnh ADN của tinh trùng. Kết quả từ nghiên cứu, được tiến hành tại 8 trung tâm hiếm muộn dưới sự bảo trợ của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, đã được trình bày bởi GS Anne Steiner (Đại học Bắc Calorina, Charpell Hill, Hoa Kỳ) ngày 1 tháng 7 năm 2018 tại Hội nghị thường niên lần thứ 34 của Hội Phôi học và sinh sản người Châu Âu. Tất cả các nam giới tham gia nghiên cứu đều được chẩn đoán có vấn đề về hiếm muộn, bao gồm có mật độ tinh trùng, tỷ lệ di động hoặc hình thái thấp hơn bình thường hay có tỷ lệ phân mảnh ADN cao hơn bình thường. Các thông số tinh dịch đồ này được đánh giá trước khi tiến hành nghiên cứu và ở thời điểm 3 tháng sau khi dùng các chế phẩm chống oxy hóa bao gồm vitamin C, vitamin D3, vitamin E, axit folic, kẽm, selen, và L-cartinine. Nhóm chứng được cho sử dụng giả dược (placebo). Thời gian 3 tháng sử dụng chế phẩm oxy hóa là do mặc dù tổng thời gian cho quá trình sinh tinh và vận chuyển tinh trùng là 74 ngày; tuy nhiên, tác động của các yếu tố oxy hóa tự do lên tinh trùng chủ yếu là ở giai đoạn vận chuyển. Do đó, thời gian 3 tháng là đủ để có hiệu quả.
Sau thời gian 3 tháng, các kết quả cho thấy có sự khác biệt rất nhỏ trong mật độ tinh trùng giữa hai nhóm; và không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về hình thái, tỷ lệ di động hay độ phân mảnh ADN. Phân tích dưới nhóm (dựa theo các loại bất thường khác nhau của tinh trùng) cho thấy không có sự khác biệt về mật độ tinh trùng (nhóm oligozoospermia), tỷ lệ di động (nhóm asthernozoospermia), và hình thái (nhóm teratozoospermia). Không có sự khác biệt ở nhóm nam giới có độ phân mảnh ADN cao (28,9% ở nhóm dùng các chế phẩm oxy hóa và 28,8% ở nhóm sử dụng giả dược). Không có sự khác biệt ở một kết cục khác của nghiên cứu là khả năng thụ thai tự nhiên sau 3 tháng nghiên cứu (10,5% ở nhóm dùng chế phẩm chống oxy hóa và 9,1% ở nhóm sử dụng giả dược). Các tỷ lệ này cũng tương đương ở thời điểm 6 tháng tiếp tục sử dụng chế phẩm chống oxy hóa và giả dược cho người chồng đồng thời tiến hành 3 chu kỳ gây phóng noãn bằng clomiphen citrate và bơm tinh trùng vào buồng tử cung cho người vợ.
GS Steiner kết luận:” Kết quả của nghiên cứu không ủng hộ việc áp dụng theo kinh nghiệm liệu pháp sử dụng các chất chống oxy hóa cho các trường hợp hiếm muộn nam đang mong con.”
BS Hồ Ngọc Anh Vũ, từ Barcelona
Nguồn: A. Steiner, K. Hansen, M. Diamond, C. Coutifaris, M. Cedars, R. Legro, R.
Usadi, V. Baker, R. Coward, N. Santoro, E. Eisenberg, H. Zhang, A.
Reproductive Medicine Network. Antioxidants in the treatment of male factor infertility: Results from the double blind, multi-center, randomized controlled Males, Antioxidants, and Infertility (MOXI) trial. Báo cáo hội trường tại Hội nghị thứ 34 Hội Sinh sản và Phôi học người Châu Âu, Barcelona, Tây Ban Nha.
Các tin khác cùng chuyên mục:
So sánh Carbetocin bền vững nhiệt và Oxytocin trong dự phòng băng huyết sau sinh ngả âm đạo - Ngày đăng: 03-07-2018
So sánh giữa bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) ở nhóm bệnh nhân đáp ứng kém: Một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 02-07-2018
Progesterone đặt âm đạo và khâu cổ tử cung có hiệu quả tương đương trong dự phòng sinh non ở thai phụ đơn thai, tiền sử sinh non và chiều dài kênh cổ tử cung ngắn – cập nhật phân tích gộp so sánh gián tiếp - Ngày đăng: 02-07-2018
MicroRNAs trong môi trường nuôi cấy phôi nang được tiết ra từ các tế bào lá nuôi và có thể giúp đánh giá tiềm lực làm tổ của phôi người - Ngày đăng: 02-07-2018
Sử dụng kháng viêm non-steroid khi có thai và nguy cơ sẩy thai - Ngày đăng: 29-06-2018
Ảnh hưởng của histon DNA tinh trùng lên sự phát triển phôi - Ngày đăng: 30-06-2018
Aspirin liều thấp trong thai kỳ - Ngày đăng: 29-06-2018
Kết cục chu sinh và 2 năm sau sinh ở thai kỳ có vỡ ối non từ 22-25 tuần: nghiên cứu dựa trên dân số quốc gia - Ngày đăng: 26-06-2018
Phân độ tăng huyết áp mới giúp phát hiện thêm đối tượng nguy cơ tiền sản giật - Ngày đăng: 25-06-2018
Rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ làm tăng nguy cơ tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ: tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 25-06-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK