Tin tức
on Monday 02-07-2018 7:55am
Danh mục: Tin quốc tế
MiRNA là phân tử RNA không mã hóa dài khoảng 22 nucleotide, không chỉ hiện diện trong tế bào mà còn được tiết ra ngoài tế bào. Vậy liệu miRNA có hiện diện trong môi trường nuôi cấy (SBM) và có thể được xem như một biomarker để đánh giá và lựa chọn phôi không xâm lấn trong các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh hay không?
Để trả lời câu hỏi trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích sự hiện diện của miRNA trong môi trường nuôi phôi (SBM) và so sánh dữ liệu miRNA của phôi nguyên bội làm tổ (n=25) và phôi nguyên bội thất bại làm tổ (n=28).
Kết quả: Nhóm đã xây dựng quy trình tinh sạch và định lượng miRNA bằng qPCR trên tế bào gốc phôi (hESC) và SBM.
+ So sánh dữ liệu miRNA của 5 mẫu tế bào lá nuôi (TE) và 5 mẫu SBM (từ 5 phôi nang có độ nở rộng khác nhau) đã phát hiện rằng 96,6% (57/59; 95% CI 88.3–99.6) miRNA trong SBM có nguồn gốc từ TE. Dữ liệu của TE có 5 miRNA hàm lượng nhiều hơn đáng kể (miR-16, miR-17, miR-20b, miR-518b, miR-9); trong khi đó, SBM chỉ có 2 miRNA hàm lượng nhiều hơn đáng kể (miR-223, miR-328; P <0.01).
+ 3 phôi được nuôi cấy và thu nhận SBM ở 3 giai đoạn: phân chia (n=3), phôi dâu (n=3), phôi nang (n=3). Khi phân tích miRNA thì phát hiện SBM của phôi phân chia, phôi dâu thể hiện dữ liệu miRNA tương tự chứng âm chỉ có môi trường (11 miRNA). SBM của phôi nang hiện diện 34 miRNA khác so với 2 nhóm kia. Điều này khẳng định rằng miRNA phát hiện trong môi trường chỉ sau khi hình thành phôi nang.
+ SBM của phôi nang nguyên bội làm tổ phát hiện 2 miRNA có hàm lượng cao hơn so với SBM phôi không làm tổ (miR-20a, miR-30c). Khi tiên đoán in silico, miR-20a và miR-30c tham gia 25 con đường truyền tín hiệu trong tế bào như: giao tiếp truyền tín hiệu tế bào-tế bào (6 /25, 24%), kết dính tế bào-tế bào (1/25, 4%), và tăng trưởng tế bào/ ung thư (16/25,64%). Còn khi phân tích tin sinh học, miR-20a có thể điều hòa phiên mã 2 gen tham gia tăng sinh tế bào nội mô (SOS1, TCF7L1) và điều biến 5 gen (PTEN, NRAS, MAPK1, MYC, CCND1); miR-30c được tiên đoán có thể điều hòa phiên mã 5 gen tham gia tăng sinh tế bào nội mô (APC, KRAS, PIK3CD, SOS1, FOXO3). Phân tích miRNA/SBM của phôi nang có thể giúp lựa chọn phôi có tiềm năng làm tổ cao.
Nghiên cứu tiến cứu đa trung tâm này đã chứng minh rằng miRNA được tiết từ các TE của phôi nang ra ngoài môi trường, và có thể là biomarker để đánh giá và lựa chọn phôi không xâm lấn trong các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh.
TRẦN HÀ LAN THANH - Chuyên viên phôi học – IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: MicroRNAs in spent blastocyst culture medium are derived from trophectoderm cells and can be explored for human embryo reproductive competence assessment; Fertility and Sterility® Vol. 105, No. 1, January 2016; http://dx.doi.org/10.1016/j.fertnstert.2015.09.014
Để trả lời câu hỏi trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích sự hiện diện của miRNA trong môi trường nuôi phôi (SBM) và so sánh dữ liệu miRNA của phôi nguyên bội làm tổ (n=25) và phôi nguyên bội thất bại làm tổ (n=28).
Kết quả: Nhóm đã xây dựng quy trình tinh sạch và định lượng miRNA bằng qPCR trên tế bào gốc phôi (hESC) và SBM.
+ So sánh dữ liệu miRNA của 5 mẫu tế bào lá nuôi (TE) và 5 mẫu SBM (từ 5 phôi nang có độ nở rộng khác nhau) đã phát hiện rằng 96,6% (57/59; 95% CI 88.3–99.6) miRNA trong SBM có nguồn gốc từ TE. Dữ liệu của TE có 5 miRNA hàm lượng nhiều hơn đáng kể (miR-16, miR-17, miR-20b, miR-518b, miR-9); trong khi đó, SBM chỉ có 2 miRNA hàm lượng nhiều hơn đáng kể (miR-223, miR-328; P <0.01).
+ 3 phôi được nuôi cấy và thu nhận SBM ở 3 giai đoạn: phân chia (n=3), phôi dâu (n=3), phôi nang (n=3). Khi phân tích miRNA thì phát hiện SBM của phôi phân chia, phôi dâu thể hiện dữ liệu miRNA tương tự chứng âm chỉ có môi trường (11 miRNA). SBM của phôi nang hiện diện 34 miRNA khác so với 2 nhóm kia. Điều này khẳng định rằng miRNA phát hiện trong môi trường chỉ sau khi hình thành phôi nang.
+ SBM của phôi nang nguyên bội làm tổ phát hiện 2 miRNA có hàm lượng cao hơn so với SBM phôi không làm tổ (miR-20a, miR-30c). Khi tiên đoán in silico, miR-20a và miR-30c tham gia 25 con đường truyền tín hiệu trong tế bào như: giao tiếp truyền tín hiệu tế bào-tế bào (6 /25, 24%), kết dính tế bào-tế bào (1/25, 4%), và tăng trưởng tế bào/ ung thư (16/25,64%). Còn khi phân tích tin sinh học, miR-20a có thể điều hòa phiên mã 2 gen tham gia tăng sinh tế bào nội mô (SOS1, TCF7L1) và điều biến 5 gen (PTEN, NRAS, MAPK1, MYC, CCND1); miR-30c được tiên đoán có thể điều hòa phiên mã 5 gen tham gia tăng sinh tế bào nội mô (APC, KRAS, PIK3CD, SOS1, FOXO3). Phân tích miRNA/SBM của phôi nang có thể giúp lựa chọn phôi có tiềm năng làm tổ cao.
Nghiên cứu tiến cứu đa trung tâm này đã chứng minh rằng miRNA được tiết từ các TE của phôi nang ra ngoài môi trường, và có thể là biomarker để đánh giá và lựa chọn phôi không xâm lấn trong các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh.
TRẦN HÀ LAN THANH - Chuyên viên phôi học – IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: MicroRNAs in spent blastocyst culture medium are derived from trophectoderm cells and can be explored for human embryo reproductive competence assessment; Fertility and Sterility® Vol. 105, No. 1, January 2016; http://dx.doi.org/10.1016/j.fertnstert.2015.09.014
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sử dụng kháng viêm non-steroid khi có thai và nguy cơ sẩy thai - Ngày đăng: 29-06-2018
Ảnh hưởng của histon DNA tinh trùng lên sự phát triển phôi - Ngày đăng: 30-06-2018
Aspirin liều thấp trong thai kỳ - Ngày đăng: 29-06-2018
Kết cục chu sinh và 2 năm sau sinh ở thai kỳ có vỡ ối non từ 22-25 tuần: nghiên cứu dựa trên dân số quốc gia - Ngày đăng: 26-06-2018
Phân độ tăng huyết áp mới giúp phát hiện thêm đối tượng nguy cơ tiền sản giật - Ngày đăng: 25-06-2018
Rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ làm tăng nguy cơ tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ: tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 25-06-2018
Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp về mối liên quan giữa nồng độ 25- hydroxyvitamin D trong máu mẹ và kết cục thai kỳ tại Tây Ban Nha - Ngày đăng: 25-06-2018
Tầm soát di truyền tiền làm tổ không xâm lấn sử dụng kỹ thuật aCGH trên DNA tế bào tự do trong môi trường nuôi cấy phôi - Ngày đăng: 23-06-2018
Sử dụng aspirin liều thấp có thể giảm nguy cơ sinh non vô căn ở phụ nữ con so không có nguy cơ tiền sản giật - Ngày đăng: 22-06-2018
Kết cục thai kỳ song thai một thai lưu sau thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 22-06-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK