Tin tức
on Wednesday 25-07-2018 8:45am
Danh mục: Tin quốc tế
Bài tổng quan và phân tích gộp của Sara Kenyon và cộng sự trên Cochrane tháng 12/2013 đã phân tích vai trò của kháng sinh đối với thai kỳ có ối vỡ non trên thai non tháng.
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá ảnh hưởng của kháng sinh lên những thai phụ có ối vỡ non trên thai non tháng, ảnh hưởng lên bệnh suất và tử suất của thai nhi cũng như trẻ sơ sinh và ảnh hưởng lâu dài lên sự phát triển của trẻ ở tuổi nhi đồng.
Nghiên cứu này phân tích trên 22 thử nghiệm lâm sàng bao gồm 6872 thai phụ và trẻ sơ sinh.
Kết quả phân tích cho thấy sử dụng kháng sinh sau khi có ối vỡ non trên thai non tháng làm giảm có ý nghĩa thống kê tỷ lệ nhiễm trùng ối (RR 0.66, 95% CI 0.46 đến 0.96) và giảm số lượng trẻ sinh non trong vòng 48 giờ (RR 0.71, 95% CI 0.58 đến 0.87) và 7 ngày sau khi ối vỡ (RR 0.79, 95% CI 0.71 đến 0.89). Các kết cục xấu trên trẻ đều giảm bao gồm: nhiễm trùng sơ sinh (RR 0.67, 95% CI 0.52 đến 0.85), sử dụng surfactant (RR 0.83, 95% CI 0.72 đến 0.96), thở oxy (RR 0.88, 95% CI 0.81 đến 0.96), bất thường não trên siêu âm trước khi xuất viện (RR 0.81, 95% CI 0.68 đến 0.98). Phác đồ sử dụng kháng sinh gồm amoxicilin và clavulanic làm tăng nguy cơ hoại tử ruột ở trẻ sơ sinh (RR 4.72, 95% CI 1.57 đến 14.23). Có 1 nghiên cứu theo dõi trẻ sau sinh 7 năm (nghiên cứu ORACLE) cho thấy kháng sinh ảnh hưởng rất ít lên sức khoẻ của trẻ.
Từ kết quả của nghiên cứu này, nhóm tác giả kết luận kháng sinh thường quy trên những trường hợp có ối vỡ non trên thai non tháng có thể kéo dài thai kỳ và cải thiện bệnh suất sơ sinh nhưng không làm giảm đáng kể tử suất sơ sinh. Thiếu chứng cứ về ảnh hưởng của kháng sinh lên kết cục lâu dài nhưng với những bằng chứng về hiệu quả lên kết cục ngắn hạn, kháng sinh vẫn được khuyến cáo sử dụng khi có ối vỡ non trên thai non tháng. Việc lựa chọn loại kháng sinh vẫn chưa có bằng chứng khuyến cáo mạnh, tuy nhiên nên tránh sử dụng chế phẩm co-amoxiclav do có liên quan đến hoại tử ruột trên trẻ sơ sinh.
BS Châu Ngọc Minh
Nhóm nghiên cứu sinh non - Bệnh viện Mỹ Đức
Nguồn:
Kenyon S, Boulvain M, Neilson JP. Antibiotics for pre- term rupture of membranes. Cochrane Database of Systematic Reviews 2010, Issue 8. Art. No.: CD001058. DOI: 10.1002/14651858.CD001058.pub2.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nồng độ FSH huyết thanh cao liên quan đến sự hình thành noãn nâu và tỉ lệ thai thấp trong TTTON - Ngày đăng: 13-07-2018
Bất thường hình thái liên quan đến biến đổi khung xương tế bào trong noãn người - Ngày đăng: 13-07-2018
Hướng dẫn lâm sàng quốc tế dựa trên bằng chứng về chẩn đoán và điều trị hội chứng buồng trứng đa nang 2018 - Ngày đăng: 12-07-2018
Bổ sung các chế phẩm chống oxy hóa không cải thiện chất lượng tinh trùng ở nam giới hiếm muộn - Ngày đăng: 06-07-2018
So sánh Carbetocin bền vững nhiệt và Oxytocin trong dự phòng băng huyết sau sinh ngả âm đạo - Ngày đăng: 03-07-2018
So sánh giữa bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) ở nhóm bệnh nhân đáp ứng kém: Một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 02-07-2018
Progesterone đặt âm đạo và khâu cổ tử cung có hiệu quả tương đương trong dự phòng sinh non ở thai phụ đơn thai, tiền sử sinh non và chiều dài kênh cổ tử cung ngắn – cập nhật phân tích gộp so sánh gián tiếp - Ngày đăng: 02-07-2018
MicroRNAs trong môi trường nuôi cấy phôi nang được tiết ra từ các tế bào lá nuôi và có thể giúp đánh giá tiềm lực làm tổ của phôi người - Ngày đăng: 02-07-2018
Sử dụng kháng viêm non-steroid khi có thai và nguy cơ sẩy thai - Ngày đăng: 29-06-2018
Ảnh hưởng của histon DNA tinh trùng lên sự phát triển phôi - Ngày đăng: 30-06-2018
Aspirin liều thấp trong thai kỳ - Ngày đăng: 29-06-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK