Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 17-08-2017 1:42pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Một nghiên cứu tại Úc vừa được đăng vào ngày 03 tháng 08 năm 2017 trên tạp chí Pediatrics đã cho thấy trẻ mất/giảm thính lực vĩnh viễn có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn nếu được trợ giúp thính lực hoặc cấy ốc tai nhân tạo sớm trong tuổi nhũ nhi.

Tầm soát thính lực sơ sinh đã được thực hiện thường quy tại Úc và nhiều nước phát triển khác, với mục tiêu phát hiện sớm và điều trị sớm hơn tình trạng mất/giảm thính lực ở trẻ. Thế nhưng trên thực hành lâm sàng, vẫn còn nhiều tranh cãi trong việc trẻ mất/giảm thính lực vĩnh viễn nên được nhận trợ giúp thính lực hay cấy ốc tai sớm ở thời điểm nào.

Nghiên cứu đề cập trên bao gồm 350 trẻ 5 tuổi mất/giảm thính lực vĩnh viễn đã được can thiệp với những biện pháp tương tự nhau tại những thời điểm khác nhau trước 5 tuổi, và nhóm chứng gồm 120 trẻ có thính lực bình thường. Các thông tin về khả năng ngôn ngữ lúc 5 tuổi của các trẻ trên được thu thập và phân tích.

Các trẻ mất/giảm thính lực sẽ được chia nhóm để so sánh theo dạng tổn thương và phương pháp can thiệp – trợ giúp thính lực hoặc cấy ốc tai - ở những thời điểm khác nhau. Ngoài ra, trẻ cũng được xếp tương đồng về mức độ mất/giảm thính lực, cân nặng lúc sinh, IQ, các tàn tật đi kèm, và kiểu giao tiếp.

Kết quả cho thấy trẻ được trợ giúp thính lực lúc 2 tuổi có tiên lượng về khả năng ngôn ngữ kém hơn trẻ được trợ giúp lúc 3 tháng tuổi. Tương tự, trẻ được cấy ốc tai nhân tạo ở độ tuổi 2 tuổi cũng sẽ có tiên lượng về khả năng ngôn ngữ kém hơn những trẻ được cấy lúc 6 tháng.

Ảnh hưởng của can thiệp sớm được thể hiện rõ ở trẻ có mất/giảm thính lực nặng hơn là ở trẻ có mất/giảm thính lực nhẹ.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho thấy các xét nghiệm tầm soát thính lực ở trẻ sơ sinh dường như không có ảnh hưởng đến tiên lượng về ngôn ngữ. Điều này có lẽ là do tất cả trẻ trải qua xét nghiệm tầm soát lúc sơ sinh đều được nhận biện pháp trợ giúp trong độ tuổi nhũ nhi, và một vài trẻ không được tầm soát lúc sơ sinh vẫn được nhận trợ giúp thính lực hay cấy ốc tai ở độ tuổi nhũ nhi.

Giới hạn của nghiên cứu nằm ở chỗ  khoảng ½ trẻ được mời tham gia nghiên cứu cuối cùng đã không tham gia hoặc mất liên lạc  tại thời điểm trẻ 5 tuổi. Một số bố mẹ khước từ tham gia, trong khi một số ca khác sau này được phát hiện không phải là mất/giảm thính lực vĩnh viễn hoặc không được can thiệp trước năm tuổi thứ 3.

Theo Teresa Ching, tác giả chính của nghiên cứu, việc tiếp cận với những tín hiệu âm thanh trong lời nói và ngôn ngữ sẽ mở đường cho việc học ngôn ngữ ở trẻ. Thời gian thiếu tiếp xúc với âm thanh càng ngắn, khả năng phát triển ngôn ngữ của những trẻ mất/giảm thính lực càng cao.
 
Khi trẻ nhận được trợ giúp thính lực hoặc cấy ốc tai, con đường tín hiệu đến não được “mở khóa”, cho phép âm thanh có thể đến được vùng não chi phối khả năng nghe. Nếu trẻ không được nhận giúp đỡ kịp thời, vùng não này sẽ không thể phát triển tối ưu và do đó chu trình nghe - hiểu - hoạt động/nói sẽ trở nên khó khăn và chậm chạp.

(Nguồn: medscape)

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK