Tin tức
on Thursday 13-07-2017 3:26pm
Danh mục: Tin quốc tế
Mở đầu
Bại não là một trong khiếm khuyết vận động phổ biến nhất ở trẻ, không chỉ gây ảnh hưởng suốt cuộc đời của trẻ, mà còn là gánh nặng lớn đối với gia đình và xã hội. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chăm sóc sản khoa và sơ sinh, tỷ lệ bại não vẫn tiếp tục tăng lên, đặc biệt là ở trẻ đủ tháng. Mối liên quan giữa cân nặng mẹ và bại não ở trẻ dù đã được đề cập trước đây nhưng vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Tiến sĩ Eduardo Villamor và các đồng nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ trên một dân số lớn tại Thụy Điển từ năm 1997-2011 với mục đích là làm sáng tỏ mối liên quan giữa thừa cân và béo phì ở mẹ với bại não ở trẻ cũng như các biến chứng sơ sinh khác.
Kết quả nghiên cứu
Tuổi thai trung bình lúc sinh là 39.8 tuần với tỷ lệ nam giới chiếm 51.4%. Trong khoảng thời gian theo dõi trung bình là 7.8 năm có 3029 trẻ được chẩn đoán bại não. Nguy cơ bại não là 2.13/1000 trẻ sinh sống và 2.63/ 10000 trẻ - năm.
Tỷ lệ bại não tăng ở giới nam, tuổi thai nhỏ, sinh giúp hoặc có sang chấn sản khoa, cân nặng so với tuổi thai ở bách phân vị < 10 hoặc > 97, nhiễm trùng sơ sinh, dị tật bẩm sinh (bất thường nhiễm sắc thể hoặc dị dạng tuần hoàn). Bất thường hệ thần kinh gồm sinh ngạt, apgar 5 phút <7, có nguy cơ bại não cao.
BMI giai đoạn mang thai sớm của mẹ trung bình là 24.5. Bảng kết quả nghiên cứu mối liên quan BMI mẹ và tỷ lệ bại não ở trẻ.
So sánh với nhóm trẻ của mẹ có cân nặng bình thường, tỷ lệ bại não ở nhóm trẻ của mẹ thừa cân tăng lên 1.22 (khoảng tin cậy 95%, 1.11-1.33), béo phì độ I là 1.28 (95%, 1.11-1.47), béo phì độ II là 1.54 (95%, 1.24- 1.93), béo phì độ III là 2.02 (95%, 1.46- 2.79).
Thừa cân và béo phì nặng ở mẹ làm tăng nguy cơ bại não chỉ ghi nhân ở nhóm trẻ đủ tháng. Ở nhóm trẻ sinh non vừa phải, chỉ có béo phì độ III có liên quan đến tỷ lệ bại não cao hơn, trong khi những trẻ sinh rất non hay cực non lại không ghi nhận có liên quan giữa BMI mẹ và tỷ lệ bại não.
BMI mẹ cao làm tăng tỷ lệ bại não ở trẻ đủ tháng liên kết mạnh mẽ nhất với bại não thể loạn vận động và thể co cứng với những thay đổi thần kinh trên xét nghiệm hình ảnh, ở những hạch nền hoặc đồi thị, cấu trúc não, những vùng đặc biệt nhạy cảm với ngạt ở trẻ đủ tháng.
Mối liên quan này được cho là do tình trạng béo phì của mẹ là yếu tố nguy cơ chính gây ra các biến chứng sản khoa, sinh non, tử vong sinh ngạt và làm tăng nguy cơ chậm phát triển ở trẻ.
Kết luận.
Thừa cân và béo phì ở mẹ trong giai đoạn sớm của thai kì làm tăng nguy cơ bại não ở trẻ sơ sinh đủ tháng. Mặc dù ảnh hưởng của béo phì với bại não có vẻ ít hơn so với các yếu tố nguy cơ khác, nhưng sự ảnh hưởng này có giá trị với sức khỏe cộng đồng vì tỉ lệ phụ nữ trên thế giới thừa cân hoặc béo phì vẫn còn khá cao.
Bại não là một trong khiếm khuyết vận động phổ biến nhất ở trẻ, không chỉ gây ảnh hưởng suốt cuộc đời của trẻ, mà còn là gánh nặng lớn đối với gia đình và xã hội. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chăm sóc sản khoa và sơ sinh, tỷ lệ bại não vẫn tiếp tục tăng lên, đặc biệt là ở trẻ đủ tháng. Mối liên quan giữa cân nặng mẹ và bại não ở trẻ dù đã được đề cập trước đây nhưng vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Tiến sĩ Eduardo Villamor và các đồng nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ trên một dân số lớn tại Thụy Điển từ năm 1997-2011 với mục đích là làm sáng tỏ mối liên quan giữa thừa cân và béo phì ở mẹ với bại não ở trẻ cũng như các biến chứng sơ sinh khác.
Kết quả nghiên cứu
Tuổi thai trung bình lúc sinh là 39.8 tuần với tỷ lệ nam giới chiếm 51.4%. Trong khoảng thời gian theo dõi trung bình là 7.8 năm có 3029 trẻ được chẩn đoán bại não. Nguy cơ bại não là 2.13/1000 trẻ sinh sống và 2.63/ 10000 trẻ - năm.
Tỷ lệ bại não tăng ở giới nam, tuổi thai nhỏ, sinh giúp hoặc có sang chấn sản khoa, cân nặng so với tuổi thai ở bách phân vị < 10 hoặc > 97, nhiễm trùng sơ sinh, dị tật bẩm sinh (bất thường nhiễm sắc thể hoặc dị dạng tuần hoàn). Bất thường hệ thần kinh gồm sinh ngạt, apgar 5 phút <7, có nguy cơ bại não cao.
BMI giai đoạn mang thai sớm của mẹ trung bình là 24.5. Bảng kết quả nghiên cứu mối liên quan BMI mẹ và tỷ lệ bại não ở trẻ.
Cân nặng mẹ | Cân nặng thấp (2.4%) | Trung bình (61.8%) | Thừa cân (24.8%) |
Béo phì độ I (7.8%) |
Béo phì độ II (2.4%) | Béo phì độ III (0.8%) | P |
Số trẻ theo dõi | 30765 | 787815 | 316011 | 99950 | 29933 | 10413 | |
Số ca bại não | 64 | 1487 | 728 | 239 | 88 | 38 | <.001 |
Tỷ lệ trên 10000 trẻ- năm | 2.58 | 2.35 | 2.92 | 3.15 | 4.00 | 5.19 | <.001 |
So sánh với nhóm trẻ của mẹ có cân nặng bình thường, tỷ lệ bại não ở nhóm trẻ của mẹ thừa cân tăng lên 1.22 (khoảng tin cậy 95%, 1.11-1.33), béo phì độ I là 1.28 (95%, 1.11-1.47), béo phì độ II là 1.54 (95%, 1.24- 1.93), béo phì độ III là 2.02 (95%, 1.46- 2.79).
Thừa cân và béo phì nặng ở mẹ làm tăng nguy cơ bại não chỉ ghi nhân ở nhóm trẻ đủ tháng. Ở nhóm trẻ sinh non vừa phải, chỉ có béo phì độ III có liên quan đến tỷ lệ bại não cao hơn, trong khi những trẻ sinh rất non hay cực non lại không ghi nhận có liên quan giữa BMI mẹ và tỷ lệ bại não.
BMI mẹ cao làm tăng tỷ lệ bại não ở trẻ đủ tháng liên kết mạnh mẽ nhất với bại não thể loạn vận động và thể co cứng với những thay đổi thần kinh trên xét nghiệm hình ảnh, ở những hạch nền hoặc đồi thị, cấu trúc não, những vùng đặc biệt nhạy cảm với ngạt ở trẻ đủ tháng.
Mối liên quan này được cho là do tình trạng béo phì của mẹ là yếu tố nguy cơ chính gây ra các biến chứng sản khoa, sinh non, tử vong sinh ngạt và làm tăng nguy cơ chậm phát triển ở trẻ.
Kết luận.
Thừa cân và béo phì ở mẹ trong giai đoạn sớm của thai kì làm tăng nguy cơ bại não ở trẻ sơ sinh đủ tháng. Mặc dù ảnh hưởng của béo phì với bại não có vẻ ít hơn so với các yếu tố nguy cơ khác, nhưng sự ảnh hưởng này có giá trị với sức khỏe cộng đồng vì tỉ lệ phụ nữ trên thế giới thừa cân hoặc béo phì vẫn còn khá cao.
Từ khóa: Mối liên quan chỉ số khối cơ thể mẹ (BMI) trong giai đoạn sớm thai kỳ và tỷ lệ bại não ở trẻ
Các tin khác cùng chuyên mục:
Một xét nghiệm kháng thể có thể giúp đơn giản hoá việc chẩn đoán Hội chứng buồng trứng đa nang? - Ngày đăng: 28-06-2017
ASPIRIN liều thấp giúp giảm nguy cơ TSG trước 37 tuần ở nhóm thai phụ nguy cơ cao: bằng chứng mới từ nghiên cứu RCT - Ngày đăng: 29-06-2017
PROBIOTIC có thể phòng ngừa biến chứng ở trẻ sinh non - Ngày đăng: 28-06-2017
Góc cổ tử cung – tử cung và mối liên quan với sinh non - Ngày đăng: 23-06-2017
Nhiễm virus viêm gan B ở mẹ trước khi mang thai và nguy cơ sinh non: một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 23-06-2017
5% trẻ sơ sinh có nguy cơ mang dị tật bẩm sinh nếu mẹ mắc Zika lúc mang thai - Ngày đăng: 15-06-2017
Chế độ ăn của bà mẹ có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ gan của con - Ngày đăng: 15-06-2017
Nồng độ acid folic cao trong thai kỳ có thể làm giảm tăng huyết áp ở trẻ - Ngày đăng: 15-06-2017
Những trẻ sơ sinh rất non tháng hưởng lợi nhiều nhất từ corticosteroids trước sinh - Ngày đăng: 15-06-2017
Phơi nhiễm với nicotine trước và sau sinh gây ra những khó khăn về thính giác ở trẻ - Ngày đăng: 15-06-2017
Cung cấp đủ vitamin D trong thai kỳ giúp ngừa suyễn cho trẻ - Ngày đăng: 15-06-2017
Chụp fcMRI não giúp tiên đoán những trẻ nhũ nhi sẽ mắc tự kỷ trong số những trẻ có nguy cơ cao - Ngày đăng: 15-06-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK