Tin tức
on Thursday 15-06-2017 8:39am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Một bài báo mới được công bố trên tạp chí American Journal of Hypertension đã chứng tỏ những trẻ được sinh ra từ các bà mẹ với những yếu tố nguy cơ có rối loạn chuyển hoá liên quan tim mạch sẽ ít khả năng tiến triển tới tăng huyết áp nếu mẹ của trẻ có nồng độ folate cao hơn trong thai kỳ.
Từ cuối những năm 1980, tỉ lệ hiện mắc của tăng huyết áp ở trẻ đã gia tăng ở Hoa Kỳ, đặc biệt ở nhóm người Mỹ gốc Phi. Từ quan điểm diễn biến cuộc đời, tăng huyết áp ở trẻ có thể dự đoán những giá trị huyết áp cao hơn về sau trong cuộc đời, và những người với huyết áp cao hơn có nguy cơ nhiều hơn tiến triển tới các bệnh lý tim mạch, chuyển hoá và thận, cũng như đột quỵ. Nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra rằng những yếu tố nguy cơ chuyển hoá tim của bà mẹ trong thai kỳ - bao gồm các rối loạn tăng huyết áp, đái tháo đường, và béo phì – có liên quan với trị số huyết áp cao hơn của thế hệ sau. Do việc kiểm soát tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch ở người lớn là khó khăn và tốn kém, việc xác định các yếu tố trong giai đoạn sớm của cuộc đời để phòng ngừa tăng huyết áp có thể là một chiến lược sức khoẻ cộng đồng quan trọng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngày càng nhiều chứng cứ cho thấy dinh dưỡng của bà mẹ trong thai kỳ, thông qua ảnh hưởng lên môi trường bên trong tử cung của thai nhi, có thể tác động tới sức khoẻ chuyển hoá tim của thế hệ sau. Folate, có liên quan tới sự tổng hợp acid nhân, biểu hiện gen, và sự tăng trưởng tế bào, có vai trò đặc biệt quan trọng. Ở những người lớn trẻ tuổi, lượng nhập acid folic cao hơn có liên quan tới một tỉ lệ mới mắc thấp hơn của tăng huyết áp về sau trong cuộc đời. Nước ép cam quýt và các loại rau màu xanh đậm là những nguồn cung cấp dồi dào của acid folic. Tuy nhiên, vai trò của nồng độ folate ở bà mẹ, đơn độc hoặc trong sự kết hợp với những yếu tố nguy cơ chuyển hoá tim khác của bà mẹ lên huyết áp của trẻ chưa được khảo sát trong một nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu lúc sinh.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ một nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu nhằm khảo sát xem liệu nồng độ acid folic và các yếu tố nguy cơ chuyển hoá tim của bà mẹ sẽ đơn lẻ hay cùng nhau ảnh hưởng tới huyết áp của thế hệ sau. Nghiên cứu bao gồm 1290 cặp bà mẹ-trẻ, 67,8% là người da đen và 19,2% là người gốc Tây Ban Nha, được tuyển chọn lúc sinh và theo dõi tiền cứu cho tới khi 9 tuổi từ năm 2003 đến năm 2014 tại Bệnh viện Y Boston. Trong số các bà mẹ, 38,2% có một hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy cơ chuyển hoá tim; 14,6% có các rối loạn tăng huyết áp, 11,1% có đái tháo đường, và 25,1% có béo phì tiền thai kỳ. Có tổng số 28,7% trẻ tăng huyết áp tâm thu ở lứa tuổi 3-9. Những trẻ có huyết áp tâm thu cao hơn có nhiều khả năng hơn có mẹ với béo phì tiền thai kỳ, các rối loạn tăng huyết áp, và đái tháo đường. Những trẻ với tăng huyết áp tâm thu cũng đồng thời có nhiều khả năng hơn có cân nặng lúc sinh thấp hơn, tuổi thai thấp hơn và BMI cao hơn.
Các phát hiện của nghiên cứu gợi ý rằng nồng độ acid folic của bà mẹ cao hơn có thể làm mất những ảnh hưởng gây hại từ các yếu tố nguy cơ chuyển hoá tim của bà mẹ lên trên huyết áp tâm thu của trẻ, mặc dù nồng độ acid folic của bà mẹ khi xét đơn lẻ không có liên quan với huyết áp tâm thu của trẻ. Trong số những trẻ được sinh ra từ các bà mẹ với bất kỳ yếu tố nguy cơ chuyển hoá tim nào, những trẻ có mẹ có nồng độ acid folic trên trung vị có tỉ lệ thấp hơn 40% của tăng huyết áp tâm thu. Những mối liên quan này không khác biệt đáng kể ở các phân tích giới hạn trong người Mỹ gốc Phi, và chúng không được giải thích bởi tuổi thai, kích thước lúc sinh, nồng độ folate của trẻ sau sinh hoặc việc bú sữa mẹ.
“Nghiên cứu của chúng tôi bổ sung thêm chứng cứ về nguồn gốc trong giai đoạn sớm của tăng huyết áp” – TS. Xiaobin Wang, tác giả chính của nghiên cứu, phát biểu. “Các phát hiện của chúng tôi đưa ra khả năng rằng việc đánh giá nguy cơ sớm và can thiệp trước khi thụ thai và trong thai kỳ có thể đưa tới những con đường mới để phòng ngừa tăng huyết áp và những biến chứng trong suốt cuộc đời và các thế hệ”.
(Nguồn: medicalnewstoday 2/2017)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Những trẻ sơ sinh rất non tháng hưởng lợi nhiều nhất từ corticosteroids trước sinh - Ngày đăng: 15-06-2017
Phơi nhiễm với nicotine trước và sau sinh gây ra những khó khăn về thính giác ở trẻ - Ngày đăng: 15-06-2017
Cung cấp đủ vitamin D trong thai kỳ giúp ngừa suyễn cho trẻ - Ngày đăng: 15-06-2017
Chụp fcMRI não giúp tiên đoán những trẻ nhũ nhi sẽ mắc tự kỷ trong số những trẻ có nguy cơ cao - Ngày đăng: 15-06-2017
Herpes sinh dục trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ tự kỷ cho thế hệ sau - Ngày đăng: 17-05-2017
Thiếu vitamin A có thể gây Alzheimer khởi phát ngay từ giai đoạn bào thai - Ngày đăng: 17-05-2017
Nghiên cứu mới điều tra lý do tại sao những bà mẹ lớn tuổi lại gặp các biến chứng lúc sinh - Ngày đăng: 17-05-2017
Việc thụ thai vào mùa đông gia tăng nguy cơ đái tháo đường cho bà mẹ - Ngày đăng: 17-05-2017
Nằm ngửa thẳng lưng vào giai đoạn cuối thai kỳ có thể làm gia tăng nguy cơ thai chết lưu - Ngày đăng: 17-05-2017
Vị thành niên mang thai, ngừa thai và hoạt động tình dục - Ngày đăng: 10-05-2017
Điều trị nội tiết trong suy buồng trứng sớm - Ngày đăng: 10-05-2017
Hội nghị vô sinh và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản lần VI - 20 năm IVF Việt Nam 1997-2017 - Ngày đăng: 24-04-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK