Tin tức
on Wednesday 17-05-2017 9:27am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Trong thai kỳ, việc tìm một tư thế thoải mái để nằm có thể là một thách thức, đặc biệt là vào những giai đoạn sau. Nhưng theo nghiên cứu mới, những người sắp làm mẹ nên tránh xa việc nằm ngửa, đặc biệt là vào tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, do điều này có thể làm gia tăng nguy cơ thai chết lưu.
Thai chết lưu – được định nghĩa là tử vong của một trẻ sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ - ước tính ảnh hưởng tới khoảng 1% tất cả các thai kỳ ở Hoa Kỳ, với khoảng 24.000 trường hợp thai chết lưu mỗi năm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), những nguyên nhân gây ra rất nhiều trường hợp thai chết lưu vẫn còn chưa rõ, nhưng nhìn chung chúng bao gồm các khiếm khuyết lúc sinh, các vấn đề với dây rốn hoặc bánh nhau, và các vấn đề sức khoẻ của mẹ.
Hiện tại, Giáo sư (GS) Peter Stone, thuộc khoa Y Sản Nhi tại Đại học Auckland, New Zealand, cùng các đồng nghiệp gợi ý rằng tư thế của bà mẹ trong giai đoạn sau của thai kỳ có thể ảnh hưởng tới nguy cơ thai chết lưu. Khi bàn về các tư thế ngủ trong thai kỳ, những người sắp làm mẹ đều được lưu ý tránh nằm ngửa khi ngủ. Theo Hội Mang thai Hoa Kỳ, tư thế này có thể làm giảm tuần hoàn máu từ tim của bà mẹ đến trẻ. Để tiến hành nghiên cứu – được công bố trên tạp chí “The Journal of Physiology” – GS. Stone cùng các đồng nghiệp khảo sát sâu hơn những hậu quả của các tư thế của bà mẹ lên sức khoẻ thai nhi.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những bà mẹ nằm ngửa, tư thế ảnh hưởng lên tần số và hoạt động tim của trẻ, gây ra một sự giảm sút cung cấp oxygen. Điều này có thể làm gia tăng nguy cơ thai chết lưu. “Giả thuyết của chúng tôi là việc nằm ngửa thẳng lưng gây ra áp lực lên các mạch máu chính dẫn máu về lại tim của bà mẹ - hậu quả này đã được mô tả một cách rõ rệt” – GS. Stone phát biểu – “nhưng sau đó cung lượng tim của bà mẹ có thể sẽ giảm và do đó lượng máu tới tử cung cũng sẽ giảm xuống. Chúng tôi cho rằng rất nhiều bà mẹ và trẻ có thể đối phó với tình trạng này, nhưng một số thì không”.
GS. Stone cho rằng ban đầu các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên về những phát hiện này; họ không hy vọng tìm thấy việc hoạt động thai nhi bị ảnh hưởng bởi những giai đoạn nằm ngửa ngắn, đặc biệt là ở những thai kỳ khoẻ mạnh. Đối với những bà mẹ có bệnh nền, các nhà nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng nguy cơ thai chết lưu đến từ việc nằm ngửa còn có khả năng cao hơn. Dựa trên nghiên cứu này và những phát hiện từ các nghiên cứu trước kia, các nhà nghiên cứu gợi ý rằng những người sắp làm mẹ nên cẩn trọng về các tư thế mà họ nằm. “Chúng tôi cảm thấy có đủ chứng cứ để nói rằng việc nằm thẳng lưng là không có lợi cho đứa trẻ chưa được sinh ra vào những giai đoạn sau của thai kỳ, do đó chúng tôi thật sự gợi ý tránh làm điều đó. Chúng tôi nghĩ rằng chứng cứ nghiêng về phía nằm về bên trái của bà mẹ” - theo GS. Stone.
Do các nhà nghiên cứu chỉ tiến hành khảo sát mỗi tư thế bà mẹ trong vòng 30 phút, họ không thể nói được cách mà những tư thế nhất định có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ thai nhi qua một đêm trong lúc ngủ. Đây là điều họ dự định khảo sát ở các nghiên cứu trong tương lai. Hơn thế nữa, các nhà nghiên cứu mong muốn tìm hiểu thêm về những cơ chế lý giải cho việc nằm ngửa trong thai kỳ ảnh hưởng tới sức khoẻ thai nhi.
(Nguồn: medicalnewstoday 11/2016)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Vị thành niên mang thai, ngừa thai và hoạt động tình dục - Ngày đăng: 10-05-2017
Điều trị nội tiết trong suy buồng trứng sớm - Ngày đăng: 10-05-2017
Hội nghị vô sinh và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản lần VI - 20 năm IVF Việt Nam 1997-2017 - Ngày đăng: 24-04-2017
Sẩy thai tái phát có thể được phòng ngừa với progesterone - Ngày đăng: 04-04-2017
Trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ béo phì và được cho bú sữa mẹ tăng cân ít hơn trẻ được cho bú sữa bình trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời - Ngày đăng: 04-04-2017
Thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp có thể làm giảm sinh non, thai chết lưu - Ngày đăng: 04-04-2017
Hai cách hoạt động của mối liên hệ giữa trầm cảm và đái tháo đường thai kỳ - Ngày đăng: 04-04-2017
Acid folic có thể bảo vệ trẻ khỏi các dị tật tim bẩm sinh - Ngày đăng: 04-04-2017
Vi khuẩn ở âm đạo và cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến nguy cơ sinh non nguyên phát - Ngày đăng: 01-04-2017
Progesterone âm đạo làm giảm tỉ lệ sinh non - Ngày đăng: 30-03-2017
Tỷ lệ sống và sự phát triển thần kinh ngày một được cải thiện ở trẻ sinh cực non - Ngày đăng: 14-03-2017
37 tuần tuổi thai là thời điểm tốt nhất để sinh đôi - Ngày đăng: 09-03-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK