Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 04-04-2017 3:30pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM

Một nghiên cứu toàn cầu phối hợp bởi Giáo sư Cristina Campoy đến từ Khoa Nhi Đại học Granada (UGR), Tây Ban Nha, chỉ ra rằng những trẻ nhũ nhi được sinh ra bởi các bà mẹ béo phì và được bú sữa mẹ giữ một cân nặng thấp hơn trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời so với những trẻ không được cho bú sữa mẹ. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã phân tích sự phát triển của những trẻ được sinh ra từ 175 phụ nữ (cả béo phì lẫn với cân nặng bình thường) tham gia vào Dự án PREOBE trong giai đoạn 2 năm đầu tiên của cuộc đời. Nghiên cứu về sự phát triển của trẻ nhũ nhi được tiến hành khi trẻ được 3, 6, 12, 18 và 24 tháng tuổi, dựa theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Những trẻ được sinh ra từ các phụ nữ béo phì có cân nặng lúc sinh cao hơn rõ rệt so với những trẻ được sinh ra từ các phụ nữ khoẻ mạnh với cân nặng bình thường. Theo các nhà nghiên cứu, thực tế này sẽ, từ chính mỗi cuộc sinh, đặt những trẻ được sinh ra từ các phụ nữ béo phì vào một đường cong cân nặng cao hơn những trẻ được sinh ra từ các phụ nữ với cân nặng bình thường, từ đó gia tăng nguy cơ trở nên béo phì trong suốt giai đoạn ấu thơ và trưởng thành.

Dựa vào loại thức ăn mà trẻ được nhận trong 3 tháng đầu, nhóm nghiên cứu chia trẻ thành 3 nhóm: nhóm chỉ bú sữa mẹ, nhóm chỉ bú sữa công thức hoặc nhóm bú cả hai loại sữa. Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những trẻ được sinh ra từ các phụ nữ béo phì và chỉ được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, khi trẻ được 6 tháng tuổi, có cân nặng thấp hơn so với những trẻ được nuôi bằng sữa công thức (được khuyến cáo cho những trẻ không thể bú được sữa mẹ). Các kết quả này gợi ý gián tiếp về một cơ chế bảo vệ của sữa mẹ chống lại ảnh hưởng có khả năng tiêu cực của vấn đề béo phì của mẹ lên sự tăng trưởng và phát triển bào thai trong thai kỳ. Sữa mẹ dường như có khả năng bảo vệ cho sức khoẻ của trẻ có thể trải qua các biến đổi chuyển hoá của mẹ trong tử cung.

Các kết quả cho thấy, ở thời điểm 6 tháng tuổi, những trẻ nhũ nhi bú sữa mẹ được sinh ra từ các phụ nữ béo phì có một cân nặng thấp hơn cân nặng tương ứng với tuổi và kích thước của trẻ theo chỉ số khối cơ thể (BMI), ngay cả so với những trẻ được cho bú sữa mẹ được sinh ra với cân nặng bình thường. Theo cách tương tự, chỉ số đo đạc vòng cánh tay trung bình của những trẻ nhũ nhi bú sữa mẹ được sinh ra từ các phụ nữ béo phì có giá trị thấp hơn, trong vòng 6 tháng đầu tiên của cuộc đời, so với những trẻ nhũ nhi bú sữa mẹ được sinh ra từ các phụ nữ với cân nặng bình thường.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng những trẻ bú sữa mẹ được sinh ra từ phụ nữ béo phì có một cân nặng thấp hơn cân nặng tương ứng với tuổi và kích thước của trẻ theo chỉ số khối cơ thể (BMI) so với những trẻ được nuôi bằng bữa công thức và thấp hơn những trẻ bú sữa mẹ được sinh ra từ các bà mẹ với cân nặng bình thường. Các khác biệt này là có ý nghĩa thống kê ở thời điểm 6 tháng tuổi nhưng không hiện diện ở thời điểm 24 tháng tuổi, điều này xác nhận cho một sự tiến triển và một “sự thay đổi con đường” trong đường cong cân nặng ở trẻ được cho bú sữa mẹ và có mẹ béo phì.

(Nguồn: medicalnewstoday 10/2016)
Từ khóa: béo phì
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK