Tin tức
on Thursday 30-03-2017 10:26am
Danh mục: Tin quốc tế
BS Võ Thị Minh Thư
Bệnh viện Mỹ Đức
Điều trị bằng progesterone âm đạo làm giảm nguy cơ sinh non, các biến chứng sơ sinh và tử vong ở phụ nữ mang song thai và những người có cổ tử cung ngắn - theo một phân tích gộp của các nhà nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia (NIH), Trường Đại học Y Wayne (WSU), Trung tâm Y tế Detroit, các cơ sở khác ở Hoa Kỳ và các nước khác.Bệnh viện Mỹ Đức
Sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ được gọi là sinh non. Sinh non làm tăng nguy cơ tử vong và nhiều biến chứng lâu dài ở trẻ sơ sinh. Mang song thai có nguy cơ sinh non gấp 5 -6 lần.
Để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, cổ tử cung xoá mỏng và ngắn dần trong thời gian mang thai. Ở một số phụ nữ, cổ tử cung ngắn sớm, ngay từ tháng thứ tư hoặc thứ năm của thai kỳ.
Hormone progesterone được đặt vào âm đạo dưới dạng gel hoặc viên nén đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ sinh non liên quan đến cổ tử cung ngắn ở phụ nữ mang đơn thai - một nghiên cứu do NIH và WSU (Wayne State University) thực hiện.
Một phân tích gộp mới được công bố trên tạp chí sản phụ khoa Ultrasound in Obstetrics and Gynecology cho thấy progesterone âm đạo làm giảm sinh non và tử vong ở phụ nữ mang song thai và cổ tử cung ngắn.
"Các phát hiện này cho thấy bằng chứng thuyết phục rằng điều trị bằng progesterone âm đạo ở những phụ nữ có cổ tử cung ngắn và song thai giảm tần suất sinh non, biến chứng sơ sinh như hội chứng suy hô hấp, và quan trọng là tử vong sơ sinh.” Tiến sĩ Roberto Romero trưởng khoa nghiên cứu sinh học của Viện Eunice Kennedy Shriver về Sức khoẻ Trẻ em và Phát triển Con người phát biểu. Ông nhấn mạnh rằng các dữ liệu phân tích cho thấy "tiêu chuẩn vàng" trong hệ thống các bằng chứng y khoa để trả lời các câu hỏi lâm sàng.
Sonia Hassan, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Hiện nay không có phương pháp điều trị dự phòng sinh non khi mang song thai.”
Phân tích gộp kết quả của sáu nghiên cứu, bao gồm 303 phụ nữ mang thai song sinh, tất cả những người này có độ dài cổ tử cung 25 mm hoặc thấp hơn ở tam cá nguyệt giữa. Trong số này, 159 phụ nữ nhận progesterone âm đạo và 144 người nhận giả dược hoặc không điều trị. Những phụ nữ nhận progesterone âm đạo có tỉ lệ sinh non trước 33 tuần giảm 31% (31% đối với những người nhận progesterone âm đạo, so với 43% đối với những người không dùng progesterone). Progesterone âm đạo cũng làm giảm tỷ lệ sinh non trước 32 tuần và 34 tuần. Tất cả các kết quả đều có ý nghĩa thống kê.
Trẻ sinh ra từ những bệnh nhân dùng progesterone âm đạo đã giảm 30% tỷ lệ hội chứng suy hô hấp - biến chứng thường gặp nhất của trẻ non tháng (từ 47% ở nhóm dùng giả dược / không điều trị, còn 33% ở nhóm progesterone âm đạo), giảm 46% tỷ lệ thông khí cơ học (từ 27% ở nhóm dùng giả dược / không điều trị, còn 16% ở nhóm progesterone âm đạo), và giảm 47% nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh (từ 22% nhóm giả dược / không điều trị, còn 11% trong nhóm progesterone âm đạo). Những kết quả này cũng có ý nghĩa thống kê.
Các tác giả kết luận rằng kết quả của phân tích gộp cho bằng chứng mạnh mẽ rằng sử dụng progesterone âm đạo ở song thai có cổ tử cung ngắn làm giảm sinh non, biến chứng sơ sinh và tử vong sơ sinh. Đây là can thiệp đầu tiên thành công trong việc giảm cả sinh non và tử vong sơ sinh.
Nguồn: Vaginal progesterone reduces the rate of preterm birth
www.sciencedaily.com/releases/2017/03/170307100433.htmCác tin khác cùng chuyên mục:
Tỷ lệ sống và sự phát triển thần kinh ngày một được cải thiện ở trẻ sinh cực non - Ngày đăng: 14-03-2017
37 tuần tuổi thai là thời điểm tốt nhất để sinh đôi - Ngày đăng: 09-03-2017
Nhiễm trùng streptococcus nhóm B nặng ở trẻ sơ sinh có thể phòng tránh được với những loại đường trong sữa mẹ - Ngày đăng: 04-03-2017
Những người có cân nặng lúc sinh thấp có thể ít năng động hơn trong những năm tháng về sau - Ngày đăng: 04-03-2017
Cơn đau lúc sinh liên quan tới nguy cơ trầm cảm sau sinh - Ngày đăng: 04-03-2017
Việc cho con bú mẹ cải thiện sức khoẻ tim về sau trong cuộc đời trẻ sơ sinh non tháng - Ngày đăng: 04-03-2017
Những bà mẹ đơn thân có nguy cơ cao nhất mắc các vấn đề về giấc ngủ - Ngày đăng: 04-03-2017
Chiến lược điều trị cho nhóm phụ nữ không phóng noãn( WHO - NHÓM II) - Ngày đăng: 21-02-2017
Khâu tử cung bằng chỉ đơn sợi tốt hơn? - Ngày đăng: 12-02-2017
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí bệnh lí tuyến vú lành tính - Ngày đăng: 12-02-2017
Hướng dẫn lâm sàng: Xử trí tử cung có vách ngăn - Ngày đăng: 21-02-2017
Sử dụng acetaminophen khi mang thai có ảnh hưởng đến trẻ sinh ra không? - Ngày đăng: 13-02-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK