Tin tức
on Saturday 04-03-2017 1:06pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Thêm các bằng chứng ủng hộ cho hiểu biết rộng rãi rằng “sữa mẹ là tốt nhất” trong việc nuôi ăn trẻ sơ sinh, một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng một loại đường hiện diện trong sữa mẹ có thể bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng nặng do streptococcus nhóm B.Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Theo các nhà nghiên cứu, các loại đường trong sữa mẹ có thể bảo vệ trẻ
khỏi nhiễm trùng nặng do streptococcus nhóm B.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), nhiễm trùng streptococcus nhóm B (group B streptococcus – GBS) là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm màng não và nhiễm trùng huyết tromg tuần đầu tiên sau khi sinh. Khoảng 1 trên 4 thai phụ mang vi khuẩn GBS ở đường tiêu hoá hoặc âm đạo. Do đó, nhiễm trùng khởi phát sớm ở các trẻ sơ sinh thường là hậu quả lây truyền vi khuẩn GBS từ mẹ sang con trong khi sinh. Nhiễm trùng GBS khởi phát muộn – nhiễm trùng xuất hiện từ khoảng tuần lễ đầu tiên đến 3 tháng tuổi – có thể gia tăng do kết quả của việc lây truyền vi khuẩn từ mẹ sang con, nhưng có nhiều khả năng hơn là do trẻ nhũ nhi mắc nhiễm trùng từ một nơi khác. Hiện tại, các nhà nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia London ở Vương quốc Anh phát hiện ra rằng lacto-n-difucohexaose – một dạng đường tự nhiên được tin rằng có hiện diện trong sữa mẹ của khoảng một nửa phụ nữ trên toàn thế giới – có thể bảo vệ trẻ khỏi việc nhiễm trùng bởi GBS.
Tác giả chính của nghiên cứu, TS. Nicholas Andreas, của Khoa Y thuộc Đại học Hoàng gia cùng các đồng nghiệp công bố các phát hiện của mình trên tạp chí “Clinical & Translational Immunology”.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng những dạng đường trong sữa mẹ của một người phụ nữ - được biết đến là những oligosaccharide sữa người – bị ảnh hưởng một phần bởi hệ di truyền, chủ yếu là hệ thống kháng nguyên Lewis, hệ thống này có liên quan tới việc sản xuất ra các nhóm máu A, B và O. Để tiến hành nghiên cứu, các nhà nghiên cứu kiểm tra sữa mẹ của 183 bà mẹ đến từ Gambia về sự hiện diện của những dạng đường đã được biết tới chịu ảnh hưởng của các gene Lewis. Hơn thế nữa, các bà mẹ cũng được kiểm tra về sự hiện diện của GBS thông qua những mẫu phết âm đạo và hậu môn được thu thập lúc họ sinh con. Các mẫu phết mũi hầu và hậu môn cũng đồng thời được thu thập từ con của họ và kiểm tra sự hiện diện của GBS vào lúc sinh, 6 ngày sau khi sinh và từ ngày 60 đến ngày 89 sau sinh.
Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng so với những bà mẹ không có các dạng đường liên quan tới gene Lewis trong sữa của họ, những người có các dạng đường này có các nồng độ GBS thấp hơn trong đường tiêu hoá, cũng như họ ít có khả năng hơn lây truyền vi khuẩn cho con của họ trong lúc sinh. Hơn thế nữa, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ có đường lacto-n-difucohexaose trong sữa, vốn là dạng đường có liên quan tới các gen Lewis, có nhiều khả năng hơn đào thải vi khuẩn GBS khỏi cơ thể chúng trong vòng 60 đến 89 ngày tuổi. Khi kiểm tra sữa mẹ có chứa lacto-n-difucohexaose chống lại vi khuẩn GBS trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện loại sữa mẹ này có hiệu quả diệt vi khuẩn tốt hơn loại sữa mẹ không chứa lacto-n-difucohexaose. Một cách tổng quát, phát hiện trên gợi ý các dạng đường xuất hiện tự nhiên trong sữa mẹ - đặc biệt là lacto-n-difucohexaose – có thể phòng tránh nhiễm khuẩn GBS ở trẻ sơ sinh thông qua việc thúc đẩy sự hiện diện của các lợi khuẩn đường ruột.
“Mặc dù đây chỉ là nghiên cứu ở giai đoạn đầu, nghiên cứu vẫn chỉ ra tính phức tạp của sữa mẹ, cũng như các lợi ích mà sữa mẹ có thể có đối với trẻ. Nghiên cứu cũng đồng thời gợi ý rõ ràng rằng các dạng đường trong sữa mẹ này (oligosaccharides sữa người) có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các nhiễm trùng thường gặp, ví dụ như rotavirus và streptococcus nhóm B, cũng như thúc đẩy vi khuẩn đường ruột ‘có lợi’ của một trẻ” – theo TS. Nicholas Andreas. Các kết quả cũng mở hướng cho những chiến lược mới nhằm phòng tránh nhiễm trùng GBS ở cả mẹ lẫn con. Đối với những bà mẹ không sản xuất được các dạng đường bảo vệ chống GBS, các sản phẩm bổ sung đường cho sữa mẹ có thể là một lựa chọn.
Hơn thế nữa, TS. Andreas còn cho rằng các kết quả nghiên cứu cũng đồng thời cung cấp một nền tảng cho việc kiểm tra gen Lewis ở những người sắp làm mẹ. “Nếu chúng ta biết liệu một người mẹ có mang streptococcus nhóm B hay không cũng như cô ấy có mang một bản hoạt động của gen Lewis hay không, điều này có thể cung cấp cho chúng ta một chỉ dấu cho việc khả năng cô ấy có thể lây truyền vi khuẩn này cho con của cô ấy là bao nhiêu, và càng có nhiều phương tiện phòng ngừa mang tính cá nhân có thể áp dụng”, TS. giải thích.
(Nguồn: medicalnewstoday 9/2016)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Những người có cân nặng lúc sinh thấp có thể ít năng động hơn trong những năm tháng về sau - Ngày đăng: 04-03-2017
Cơn đau lúc sinh liên quan tới nguy cơ trầm cảm sau sinh - Ngày đăng: 04-03-2017
Việc cho con bú mẹ cải thiện sức khoẻ tim về sau trong cuộc đời trẻ sơ sinh non tháng - Ngày đăng: 04-03-2017
Những bà mẹ đơn thân có nguy cơ cao nhất mắc các vấn đề về giấc ngủ - Ngày đăng: 04-03-2017
Chiến lược điều trị cho nhóm phụ nữ không phóng noãn( WHO - NHÓM II) - Ngày đăng: 21-02-2017
Khâu tử cung bằng chỉ đơn sợi tốt hơn? - Ngày đăng: 12-02-2017
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí bệnh lí tuyến vú lành tính - Ngày đăng: 12-02-2017
Hướng dẫn lâm sàng: Xử trí tử cung có vách ngăn - Ngày đăng: 21-02-2017
Sử dụng acetaminophen khi mang thai có ảnh hưởng đến trẻ sinh ra không? - Ngày đăng: 13-02-2017
Các biến chứng chu sinh gia tăng nguy cơ mắc tự kỷ - Ngày đăng: 07-02-2017
Các khuyến cáo về sử dụng thuốc kháng siêu vi trong mùa cúm 2016-2017 - Ngày đăng: 07-02-2017
Liệu bố mẹ hành xử khiếm nhã có ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc trẻ hay không? - Ngày đăng: 07-02-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK