Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 04-03-2017 1:00pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM

Nguy cơ sản phụ mắc trầm cảm sau sinh có thể bị ảnh hưởng bởi khoảng thời gian đau mà họ phải chịu sau khi đứa trẻ chào đời, phát hiện này được ghi nhận trong một nghiên cứu mới gần đây và được trình bày tại Hội nghị Quốc tế của các Bác sỹ gây mê tại Hong Kong.
                      

Nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh có thể gia tăng
cho những người mới làm mẹ trải qua cơn đau kéo dài sau khi sinh con.
 
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), có khoảng 1 trên 8 phụ nữ ở Hoa Kỳ trải qua trầm cảm sau khi họ sinh con. Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh bao gồm khóc nhiều hơn, xa rời người bạn đời, các cảm giác lo lắng và tội lỗi, chủ yếu là liên quan tới việc làm con họ đau hoặc khả năng chăm sóc con của họ. Stress, những biến đổi trong nồng độ hormone sau khi sinh con, các vấn đề tài chính, việc có một đứa con với những nhu cầu đặc biệt, cùng với một tiền sử gia đình của trầm cảm là một số các yếu tố nguy cơ đã được biết một cách rõ ràng cho trầm cảm sau sinh. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đến từ Singapore gợi ý rằng cơn đau kéo dài sau khi sinh nên được thêm vào danh sách các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm, sau khi phát hiện ra rằng những bà mẹ có cơn đau kéo dài hơn 4 tuần sau khi sinh con thường có nhiều khả năng hơn tiến triển tới trầm cảm sau sinh.
 
Wei Du, một sinh viên Y khoa tại Trường Y Duke – NUS ở Singapore, cùng các đồng nghiệp đưa ra các kết luận sau khi phân tích 200 phụ nữ khoẻ mạnh, tất cả họ đều được nhận điều trị giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng khi sinh đứa con đầu lòng. Ở thời điểm 6 đến 8 tuần sau khi sinh con, những người mới làm mẹ hoàn thành một bài khảo sát qua điện thoại, trong đó họ sẽ được hỏi về việc họ có trải qua cơn đau hay không, và nếu có, cơn đau đó kéo dài trong bao lâu. Nhóm nghiên cứu sử dụng Bảng tóm tắt Đặc điểm Tình trạng Lo lắng Spielberger (Spielberger State Trait Anxiety Inventory – STAI) để xác định tình trạng lo lắng của những người mới làm mẹ và dùng Thang điểm Trầm cảm Sau sinh Edinburgh (Edinburgh Postnatal Depression Scale – EPDS) để đánh giá sự hiện diện của trầm cảm sau sinh. Bằng cách sử dụng các mô hình thống kê, các nhà nghiên cứu đánh giá xem liệu cơn đau khi sinh con có thể có liên hệ với trầm cảm sau sinh hay không.
 
Trong số 138 người phụ nữ mới làm mẹ trong phân tích cuối cùng, 5,8% tiến triển tới trầm cảm sau sinh – được xác định bởi một điểm số EPDS từ 12 điểm trở lên - ở thời điểm 4 tuần sau khi sinh con hoặc hơn. So với nhóm những phụ nữ có các cơn đau khi sinh con kết thúc trong vòng 4 tuần sau sinh và những người không có cơn đau sau khi sinh con, những phụ nữ có các cơn đau kéo dài hơn 4 tuần có những điểm số EPDS cao hơn. Điểm EPDS ở những phụ nữ với các cơn đau khi sinh kéo dài trung bình cao hơn 2,44 điểm so với điểm số EPDS của những người có cơn đau giảm dần trước 4 tuần sau khi sinh con, và trung bình cao hơn 4,07 điểm so với điểm số EPDS của những người chưa bao giờ có các cơn đau sau sinh. Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu, những người mới làm mẹ cho biết có các mức độ stress cao hơn, phải chịu đựng cơn đau nhiều hơn trong khi chuyển dạ hoặc sinh con, cũng như lo lắng nhiều hơn ở thời điểm 6 đến 8 tuần sau khi sinh con cũng đồng thời có các điểm số EPDS cao hơn.
 
Nhìn chung, tác giả Du cùng các đồng nghiệp tin rằng các phát hiện của họ gợi ý rằng cơn đau tiếp tục diễn ra sau khi sinh – cùng với stress, lo lắng, cũng như mức nhạy cảm đau cao hơn – có thể làm gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. “Các phát hiện của nghiên cứu ủng hộ cho nhu cầu đánh giá cơn đau một cách toàn diện nhằm làm giảm nguy cơ tiến triển tới trầm cảm sau sinh, và một nghiên cứu quy mô lớn hơn đang được tiến hành nhằm lượng giá ảnh hưởng của đau và trầm cảm sau sinh ở phụ nữ mang thai”.
 
(Nguồn: medicalnewstoday 9/2016)
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK