Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 04-04-2017 3:13pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM

Các loại thực phẩm được bổ sung thêm acid folic làm giảm tỉ lệ của một số dạng dị tật tim bẩm sinh ở Canada, phát hiện này được tìm thấy trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí của Hội Tim mạch Hoa Kỳ “Circulation”.
 

Nguy cơ mắc dạng thường gặp nhất của bệnh tim bẩm sinh có thể giảm xuống
với các loại thực phẩm được bổ sung acid folic.

Việc bổ sung thêm acid folic vào bột mì, mì ống và bột bắp là bắt buộc ở Canada từ năm 1998. Những bằng chứng cho thấy acid folic có thể làm giảm các khiếm khuyết ống thần kinh, chẻ vòm và các bất thường hệ tim mạch đã làm cho Chính phủ Canada đưa ra các quyết định này nhằm giúp phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ gia tăng lượng nhập folate. Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cũng khuyến cáo phụ nữ nên nhập 400 microgram acid folic mỗi ngày từ ít nhất 1 tháng trước khi mang thai nhằm phòng tránh các khiếm khuyết lúc sinh quan trọng cho não bộ của trẻ (không có não) và cột sống (tật cột sống chẻ đôi).

Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định xem liệu có tồn tại một mối liên hệ giữa việc bổ sung acid folic vào các loại thực phẩm và tỉ lệ mắc phải lúc sinh của một số dị tật tim bẩm sinh (congenital heart defects – CHDs) đặc hiệu hay không.

Theo nghiên cứu, có khoảng 650.000 đến 1,3 triệu trẻ em và người lớn Hoa Kỳ hiện đang chung sống với bệnh tim bẩm sinh. Dạng dị tật tim bẩm sinh thường gặp nhất ở trẻ em là các khiếm khuyết vách ngăn tâm thất, chiếm khoảng 620.000 trường hợp. Những nghiên cứu trước đây đã cho thấy các kết quả không thống nhất về những hiệu quả của acid folic và các loại thực phẩm bổ sung acid folic lên CHDs. “Nghiên cứu của chúng tôi kiểm tra hiệu quả của các thực phẩm bổ sung acid folic lên từng phân nhóm đặc hiệu của bệnh tim bẩm sinh, dựa trên các nghiên cứu của Canada trước và sau khi việc bổ sung acid folic vào các loại thực phẩm là bắt buộc vào năm 1998” – TS. BS. K. S. Joseph, tác giả lâu năm hơn của nghiên cứu, đồng thời là giáo sư thuộc Khoa Sản Phụ và Trường Sức khoẻ Dân số và Cộng đồng tại Đại học British Columbia ở Vancouver, Canada, phát biểu.

Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ hơn 6 triệu ca sinh sống ở Canada từ năm 1990 đến năm 2011 và kiểm soát các yếu tố có ảnh hưởng, ví dụ như tuổi mẹ, các trường hợp đa thai (sinh đôi, sinh ba), các biến chứng của thai kỳ, chẩn đoán trước sinh và cách chấm dứt thai kỳ. Các phát hiện chỉ ra rằng việc bổ sung acid folic vào thực phẩm có liên quan tới một sự suy giảm 11% ở tỉ lệ các dị tật tim bẩm sinh. TS. Joseph cùng các đồng nghiệp cũng lưu ý rằng những tác dụng có lợi của acid folic chỉ quan sát được ở một số dạng CHDs. Lấy ví dụ, giảm 27% ở các bất thường đường ra của tim nghiêm trọng, giảm 23% ở hẹp động mạch chủ. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận thấy một sự suy giảm 15% của các dị tật trên vách ngăn tâm nhĩ và tâm thất, đó là các lỗ thông trên vách ngăn các buồng tim với nhau. Không ghi nhận bất kỳ sự thay đổi nào liên quan tới các dị tật liên quan nhiễm sắc thể - một bất thường về số lượng của các nhiễm sắc thể của một trẻ sơ sinh. TS. Joseph phát biểu rằng dù cho dữ liệu được lấy từ Canada, các kết quả vẫn có thể áp dụng cho dân số Hoa Kỳ, vì việc bổ sung acid folic vào các loại thực phẩm được áp dụng ở Hoa Kỳ trong khoảng thời điểm gần với ở Canada do Thoả thuận Thương mại Công bằng Bắc Mỹ năm 1994.
 
Các tác giả phát biểu: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra các mối liên quan giữa việc bổ sung acid folic vào thực phẩm và sự suy giảm tỉ lệ mắc phải lúc sinh của các phân nhóm CHD đặc hiệu. Các mối liên quan này mạnh hơn cho các dị tật bất thường đường thoát của tim và hẹp động mạch chủ, và trung bình cho các dị tật vách ngăn”. “Tuổi mẹ lớn hơn, đái tháo đường trước khi mang thai, và tiền sản giật cũng đồng thời có liên quan tới tỉ lệ CHD trong dân số” – họ bổ sung.
 
TS. Joseph nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bổ sung acid flic cho những phụ nữ đang cố gắng mang thai, vì họ có thể không nhận một lượng đầy đủ folate chỉ từ chế độ ăn. Trong khi việc bổ sung acid folic vào thực phẩm nhằm hướng tới mục tiêu làm giảm các khiếm khuyết ống thần kinh, nghiên cứu cho thấy acid folic cũng có thể đồng thời có một tác dụng có lợi lên một số dạng đặc hiệu của CHDs, những dạng này nhìn chung được ghi nhận là phổ biến hơn trong số các CHDs.

(Nguồn: medicalnewstoday 8/2016)
Từ khóa: Acid folic
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK