Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 10-08-2017 10:00am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
BS Lê Tiểu My (lược dịch)
Bệnh viện Mỹ Đức
 
Nhiễm trùng ối là tình trạng nhiễm khuẩn không chỉ tác động đến dịch ối mà còn ảnh hưởng đến bất kỳ các thành phần khác như bánh nhau, thai nhi, các màng thai và màng rụng. Nhiễm trùng ối không chỉ xảy ra ở sinh non mà cũng có thể gặp ở thai đủ tháng. Nhiễm trùng ối làm tăng tỷ lệ tử vong sớm sau sinh, bao gồm viêm phổi sơ sinh, viêm màng não, nhiễm trùng huyết và tăng những nguy cơ bệnh lý lâu dài cho trẻ  loạn sản phế quản phổi, thậm chí là liệt não. Về phía mẹ, nhiễm trùng ối cũng làm tăng nguy cơ can thiệp trong chuyển dạ, đờ tử cung, băng huyết sau sanh, viêm nội mạc tử cung, viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết…có thể dẫn đến tử vong.



Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa kỳ vừa công bố khuyến cáo mới trong thực hành lâm sàng về nhiễm trùng ối – đăng trên tạp chí Sản phụ khoa số tháng 8/2017.
Xin tóm tắt một số thông tin cần lưu ý bao gồm:
  • Chẩn đoán nhiễm trùng ối hay nghi ngờ nhiễm trùng ối khi thân nhiệt mẹ ³ 39oC hoặc khi thân nhiệt từ 38.0-38.9 oC và có thêm một yếu tố nguy cơ lâm sàng khác.
  • Sốt đơn thuần được định nghĩa là thân nhiệt của thai phụ từ 38.0-38.9 oC và không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nhiễm trùng nào đi kèm.
  • Nếu nghi ngờ hay chẩn đoán xác định nhiễm trùng ối thì có chỉ định nhập viện. Cân nhắc chỉ định kháng sinh khi có yếu tố gây nhiễm trùng khác ngoài nhiễm trùng ối đối với những trường hợp sốt đơn thuần ở mẹ.
  • Nhiễm trùng ối đơn độc rất hiếm, nếu có cũng chỉ là một chỉ định của mổ lấy thai.
  • Khi đã có chẩn đoán nhiễm trùng ối hay có yếu tố nguy cơ nhiễm trùng ối, hoặc khi có những yếu tố nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh (như mẹ sốt, vỡ ối lâu, sinh non), cần phối hợp với bác sĩ sơ sinh để có hướng đánh giá và xử trí thích hợp cho trẻ ngay sau sinh.
  • Về điều trị: kháng sinh điều trị được khuyến nghị: ampicillin và Gentamycin. Trường hợp dị ứng Penicillin có thể thay bằng Cefazolin và Gentamycin, Clindamycin hoặc Vancomycin nếu dị ứng nặng.
 
Bài chi tiết về chẩn đoán, điều trị, liều kháng sinh và điều trị thay thế sẽ được cập nhật trên Tạp chí Y học sinh sản số 42.
Link bài gốc: http://journals.lww.com/greenjournal/fulltext/2017/08000/Committee_Opinion_No__712___Intrapartum_Management.57.aspx
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK