Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 21-07-2017 9:13am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

 
CNSH Nguyễn Ngọc Quỳnh – IVFMD
 
Meta-analysis mới nhất vừa công bố vào tháng 7/2017 trên tạp chí nổi tiếng RBMOnline, cho thấy Hệ thống quan sát phôi lien tục (Time-lapse Monitoring – TLM) giúp chọn lựa phôi tốt hơn, dẫn đến tỉ lệ có thai lâm sàng và tỉ lệ sinh sống sau một lần chuyển phôi cao hơn, đồng thời tỉ lệ sẩy thai sớm giảm, có ý nghĩa thống kê. Số liệu nghiên cứu khẳng định ưu thế của công nghệ chọn lựa phôi không xâm lấn này trong TTTON.
 
Thông thường đánh giá chất lượng phôi ở đa số các trung tâm IVF đều được thực hiện thông qua đánh giá hình thái phôi ở các thời điểm nhất định trong khoảng thời gian nuôi cấy phôi từ 3 đến 5 ngày, thường là mỗi ngày hoặc 2 ngày 1 lần. Quan sát phôi ở nhiều thời điểm càng làm tăng tính chính xác trong việc đánh giá phôi, tuy nhiên nếu phải đem phôi ra ngoài tủ cấy và quan sát dưới kính hiển vi thông thường nhiều lần, có thể gây ra nhiều rối loạn cho môi trường nuôi cấy, làm giảm khả năng phát triển và làm tổ của phôi.
 
Để hạn chế sự xáo trộn này mà vẫn có các thông tin liên tục về phôi, hệ thống quan sát phôi liên tục được ra đời. nó cung cấp khoảng 1000 hình ảnh cho mỗi phôi trong giai đoạn nuôi cấy trong vòng 5 ngày so với quan sát ở thời điểm nhất định từ 2 – 3 lần khi đánh giá phôi thông thường.
 
Thông tin thu được thông qua hệ thống quan sát phôi liên tục cho chúng ta hiểu biết về những thay đổi động học và hình thái và những điều bất thường mà phôi trải qua. Các trị số về động học được tính thời gian chính xác và mối tương quan giữa thời gian với sự hình thành phôi nang, khả năng làm tổ của phôi, tỉ lệ trẻ sinh sống đã được ghi nhận ở các nghiên cứu trước. Đánh giá phôi thông qua hệ thống quan sát phôi liên tục mở đường cho cách đánh giá phôi đã được tính toán và ít chủ quan hơn.

Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được cập nhật mới nhất về hiệu quả của đánh giá phôi thông qua hệ thống quan sát phôi liên tục để lựa chọn phôi nhằm cải thiện kết quả lâm sàng (tỉ lệ thai, tỉ lệ sẩy thai sớm và tỉ lệ sinh sống) so với  chọn lựa phôi dựa trên đánh giá hình thái ở thời điểm cắt ngang trong chu kỳ TTTON.
 
Các tác giả của nghiên cứu đã phân tích 5 nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng, trên tổng cộng 1637 trường hợp TTTON. Kết quả cho thấy sự gia tăng tỷ lệ có thai từ 39,9% đến 51,0% (P<0,001) bằng đánh giá phôi thông qua hệ thống quan sát phôi liên tục so với cách đánh giá phôi thông thường tại một thời điểm cố định. Tương tự, tỷ lệ sẩy thai sớm (n = 904) giảm đáng kể từ 21,3% xuống còn 15,3% (P=0,019) và tỷ lệ trẻ sinh sống (n = 481) tăng đáng kể, từ 31,3% đến 44,2% (P=0,009) nếu sử dụng hệ thống quan sát phôi liên tục , tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa các nhóm có tỷ lệ sinh non (2,6% so với 4,7%).

Kết quả của phân tích gộp lớn nhất cho đến nay này cho thấy những lợi ích lâm sàng rõ ràng khi sử dụng đánh giá phôi thông qua hệ thống quan sát liên tục so với đánh giá phôi thông thường tại thời điểm cố định, làm tăng khả năng có thai và tỷ lệ sinh sống trên một lần chuyển phôi và có thể rút ngắn thời gian để có thai ở bệnh nhân điều trị IVF.

Ở Việt Nam, hệ thống quan sát phôi liên tục, để có thông tin chính xác hơn về phôi và ổn định điều kiện nuôi cấy phôi, được nghiên cứu áp dụng từ năm 2013. Hiện nay, có 2 trung tâm TTTON đã áp dụng thường qui công nghệ này cho bệnh nhân có yêu cầu là IVFMD (Bệnh viện Mỹ Đức) và IVFAS (Bệnh viện An Sinh). Kỹ thuật TTTON ở Việt Nam tiếp tục phát triển đúng hướng và cập nhật liên tục các công nghệ mới giúp cải thiện chất lượng điều trị.
 
Nguồn: Csaba Pribenszky, Anna-Maria Nilselid, Markus Montag, Time-lapse culture with morphokinetic embryo selection improves pregnancy and live birth chances and reduces early pregnancy loss: a meta-analysis, Reproductive BioMedicine Online (2017), doi: 10.1016/j.rbmo.2017.06.022
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK