Tin tức
on Thursday 17-08-2017 1:39pm
Danh mục: Tin quốc tế
Có đến khoảng 50% những trẻ bị viêm tai giữa (acute otitis media, AOM) hồi phục mà không cần điều trị, nhưng khá khó để xác định những trẻ nào không cần điều trị ở thời điểm tiếp nhận trẻ ban đầu. Gần đây, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Pediatrics vào tháng 8/2017 đã chứng tỏ những trẻ có màng nhĩ sưng phồng nặng là những trẻ nên được điều trị kháng sinh.
Trong nghiên cứu này, tất cả những trẻ bị sưng phồng màng nhĩ nặng sẽ được hưởng lợi từ việc điều trị kháng sinh bất chấp độ nặng của triệu chứng hoặc số tai bị viêm.
Trước đó, một nghiên cứu phân tích tổng hợp đã xác định rằng những trẻ < 2 tuổi với AOM hai bên và chảy dịch tai sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ việc điều trị kháng sinh, và Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ cũng đã dựa trên nghiên cứu này để đưa ra hướng dẫn chẩn đoán và điều trị AOM năm 2014. Hướng dẫn nói trên đưa ra một tiêu chuẩn chẩn đoán nghiêm ngặt cho AOM và khuyến cáo theo dõi ban đầu cho trẻ < 2 tuổi với AOM một bên mức độ nhẹ và cho tất cả những trẻ > 2 tuổi bị AOM mức độ nhẹ. Tuy nhiên, hướng dẫn này cũng kết luận rằng nên nghiên cứu thêm những phương pháp khả dĩ để thành lập sự cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ.
Chính từ đó, để xác định những trẻ phù hợp với sự theo dõi, các tác giả đã tiến hành một phân tích thứ phát một thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng để kiểm tra hiệu quả điều trị của amoxicillin-clavulanate (40/5,7mg/kg/ngày) hoặc giả dược trong vòng 7 ngày ở trẻ từ 6 đến 35 tháng.
Ba tiêu chuẩn được sử dụng để chẩn đoán và xác định trẻ đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu:
Nghiên cứu trên đã cung cấp thêm những chứng cứ xác thực cho việc quyết định điều trị những trẻ AOM.
(Nguồn: medscape.com)
Trong nghiên cứu này, tất cả những trẻ bị sưng phồng màng nhĩ nặng sẽ được hưởng lợi từ việc điều trị kháng sinh bất chấp độ nặng của triệu chứng hoặc số tai bị viêm.
Trước đó, một nghiên cứu phân tích tổng hợp đã xác định rằng những trẻ < 2 tuổi với AOM hai bên và chảy dịch tai sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ việc điều trị kháng sinh, và Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ cũng đã dựa trên nghiên cứu này để đưa ra hướng dẫn chẩn đoán và điều trị AOM năm 2014. Hướng dẫn nói trên đưa ra một tiêu chuẩn chẩn đoán nghiêm ngặt cho AOM và khuyến cáo theo dõi ban đầu cho trẻ < 2 tuổi với AOM một bên mức độ nhẹ và cho tất cả những trẻ > 2 tuổi bị AOM mức độ nhẹ. Tuy nhiên, hướng dẫn này cũng kết luận rằng nên nghiên cứu thêm những phương pháp khả dĩ để thành lập sự cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ.
Chính từ đó, để xác định những trẻ phù hợp với sự theo dõi, các tác giả đã tiến hành một phân tích thứ phát một thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng để kiểm tra hiệu quả điều trị của amoxicillin-clavulanate (40/5,7mg/kg/ngày) hoặc giả dược trong vòng 7 ngày ở trẻ từ 6 đến 35 tháng.
Ba tiêu chuẩn được sử dụng để chẩn đoán và xác định trẻ đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu:
- Có dịch tai giữa, xác định bởi đèn soi tai
- Có ít nhất một trong những dấu hiệu viêm cấp tính ở màng nhĩ
- Có triệu chứng viêm cấp, bao gồm sốt, đau tai, hay triệu chứng đường hô hấp
- Thất bại điều trị, xảy ra ở 101 trẻ (31,7%) trong tổng số 319 trẻ tham gia nghiên cứu. Trẻ ở độ tuổi lớn hơn (24-35 tháng; tỷ số rủi ro: 0,53; độ tin cậy 95% [CI]” 0,29-0,96; P = 0,04) và có kết quả đo trở kháng tai giữa đạt đỉnh ở thời điểm nhập viện là những yếu tố làm giảm tỷ số rủi ro cho thất bại điều trị (tỷ số rủi ro: 0,43; 95% CI: 0,21-0,88; P = 0,02)
- Có 18,6% trẻ trong nhóm điều trị kháng sinh bị thất bại điều trị so với 44,9% ở nhóm điều trị giả dược.
- Không có dấu chỉ điểm tiên lượng nào cho thấy có mối liên quan đến thất bại điều trị ở những bệnh nhân có điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, sự khác biệt trong thất bại điều trị giữa nhóm có điều trị kháng sinh và nhóm điều trị giả dược xảy ra cao nhất ở trẻ có sưng phồng nặng màng nhĩ (11,1% so với 64,1%; độ khác biệt tỷ lệ - 53%; 95% CI: -73,5% − -32,4%), đưa đến số bệnh nhân cần điều trị để ngăn ngừa một ca bệnh (number needed to treat, NNT) là 1,9.
Nghiên cứu trên đã cung cấp thêm những chứng cứ xác thực cho việc quyết định điều trị những trẻ AOM.
(Nguồn: medscape.com)
Từ khóa: sang giờ tao chạy
Các tin khác cùng chuyên mục:
Khuyến cáo mới của Hiệp hội sản phụ khoa hoa kỳ về nhiễm trùng ối - Ngày đăng: 10-08-2017
Tính an toàn khi tiêm vắc xin trong lúc mang thai - Ngày đăng: 10-08-2017
Khoảng cách giữa hai lần mang thai ngắn ≤ 6 tháng làm tăng nguy cơ ối vỡ non - Ngày đăng: 10-08-2017
Đánh giá phôi thông qua hệ thống quan sát phôi liên tục giúp cải thiện tỉ lệ trẻ sinh sống và làm giảm nguy cơ sảy thai sớm - Ngày đăng: 21-07-2017
Mối liên quan chỉ số khối cơ thể mẹ (BMI) trong giai đoạn sớm thai kỳ và tỷ lệ bại não ở trẻ - Ngày đăng: 13-07-2017
Một xét nghiệm kháng thể có thể giúp đơn giản hoá việc chẩn đoán Hội chứng buồng trứng đa nang? - Ngày đăng: 28-06-2017
ASPIRIN liều thấp giúp giảm nguy cơ TSG trước 37 tuần ở nhóm thai phụ nguy cơ cao: bằng chứng mới từ nghiên cứu RCT - Ngày đăng: 29-06-2017
PROBIOTIC có thể phòng ngừa biến chứng ở trẻ sinh non - Ngày đăng: 28-06-2017
Góc cổ tử cung – tử cung và mối liên quan với sinh non - Ngày đăng: 23-06-2017
Nhiễm virus viêm gan B ở mẹ trước khi mang thai và nguy cơ sinh non: một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 23-06-2017
5% trẻ sơ sinh có nguy cơ mang dị tật bẩm sinh nếu mẹ mắc Zika lúc mang thai - Ngày đăng: 15-06-2017
Chế độ ăn của bà mẹ có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ gan của con - Ngày đăng: 15-06-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK