Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Tuesday 07-08-2012 7:32am
Viết bởi: Administrator

Age-to-Get-Pregnant

 

ThS. Nguyễn Xuân Trang

 


TÓM TẮT

Đặt vấn đề & Mục tiêu

Biểu đồ phát triển thai nhi bằng các số đo siêu âm là các thông số cơ bản nhất để đánh giá sự phát triển của thai nhi, là nền tảng cơ bản của các vấn đề sức khỏe thai như đánh giá thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai quá to ở những thai phụ có rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ, đánh giá sự trưởng thành của thai ở những thai phụ không nhớ rõ kinh cuối và không khám thai. Mục tiêu nhằm xây dựng mô hình biểu đồ phát triển thai nhi qua số đo đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng đầu, chu vi vòng bụng và chiều dài xương đùi từ 14 đến 40 tuần.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010, tại khoa Khám bệnh bệnh viện Từ Dũ, 1843 thai phụ được chọn ngẫu nhiên. Chúng tôi thu thập các thông số siêu âm từ 14 đến 40 tuần. Chọn phương trình hồi quy từng thông số, có hệ số tương quan R2 cao nhất theo tuổi thai sau khi đã kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy các thông số siêu âm theo tuổi thai.

Kết quả & Kết luận

Bảng bách phân vị các thông số siêu âm theo tuổi thai của chúng tôi mang đặc trưng riêng và hoàn toàn khác với các bảng bách phân vị của các tác giả khác.

Ứng dụng

Xây dựng trang web ứng dụng quản lý tăng trưởng thai nhi.

Từ khoá: mô hình hồi quy, thông số siêu âm.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Một trong những yếu tố cần theo dõi trong thai kỳ là thai phát triển về mặt kích thước có tương xứng với tuổi thai hay không? Các bộ phận của thai phát triển có cân xứng và chức năng sinh lý có gì khác thường không?

Biểu đồ phát triển thai nhi bằng các số đo siêu âm là các thông số cơ bản nhất để đánh giá sự phát triển của thai nhi, đây là nền tảng cơ bản của các vấn đề sức khỏe thai như đánh giá thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai quá to ở những thai phụ có rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ, đánh giá sự trưởng thành của thai ở những thai phụ không nhớ rõ kinh cuối và không khám thai.

Các quốc gia khác trên thế giới đã xây dựng cho dân tộc, quốc gia mình biểu đồ phát triển thai nhi trong tử cung riêng. Bệnh viện Từ Dũ, có khá nhiều thai phụ đến khám thai và sinh tại bệnh viện Từ Dũ, trong số đó có khá nhiều trường hợp thai bệnh lý, và vẫn chưa xây dựng biểu đồ phát triển thai nhi trong tử cung. Trước đây, bệnh viện sử dụng biểu đồ của Leroy và Bessis, thực hiện tại Pháp từ thập niên 1970, gần đây sử dụng kết quả nghiên cứu của Snijders, thực hiện tại Anh từ năm 1987.

Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài "Xây dựng biểu đồ phát triển thai nhi trong tử cung qua các số đo siêu âm" nhằm mục đích đưa ra một biểu đồ phát triển thai nhi tại bệnh viện Từ Dũ, giúp các thầy thuốc có thêm một công cụ hỗ trợ cho công tác khám và điều trị cho thai phụ.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chính

Xây dựng mô hình biểu đồ phát triển thai nhi qua số đo đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng đầu, chu vi vòng bụng và chiều dài xương đùi từ 14 đến 40 tuần.

Mục tiêu phụ

-     Xây dựng bảng bách phân vị của các thông số đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng đầu, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng theo tuổi thai.

-     Xác định tốc độ tăng trưởng của các thông số đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng đầu, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng theo tuổi thai.

-      Xác định tỉ lệ đầu/đùi, bụng/đùi, đầu/bụng theo tuổi thai.

PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang [1],[3].

Đối tượng nghiên cứu

Dân số mục tiêu: thai phụ thành phố Hồ Chí Minh.

Dân số chọn mẫu: thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện Từ Dũ trong thời gian tiến hành nghiên cứu.

Dân số nghiên cứu: thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện Từ Dũ trong thời gian tiến hành nghiên cứu, thỏa các tiêu chuẩn nhận mẫu, đồng ý ký kết tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn chọn mẫu

Tiêu chuẩn chọn vào

-      Có hộ khẩu liên lạc rõ ràng tại thành phố Hồ Chí Minh. Cả cha và mẹ là người Việt Nam.

-      Có một thai sống, tuổi thai từ 14-40 tuần 6 ngày.

-      Biết rõ tuổi thai (sự khác biệt về tuổi thai được tính bằng siêu âm ba tháng đầu và kinh cuối dưới 4 ngày).

Tiêu chuẩn loại trừ

-      Thai phụ có các bệnh lý mạn tính (tiểu đường, tim, bệnh lý tuyến giáp, rối loạn cao huyết áp trong thai kỳ, bệnh thận).

-     Tiền căn có thai dị tật bẩm sinh, đa ối, thiểu ối, sẩy thai liên tiếp nhiều lần, phẫu thuật trên tử cung. Có bệnh lý phụ khoa trong thai kỳ này: u nang buồng trứng, u xơ tử cung.

-      Thai kỳ này có sinh non (<37 tuần) hoặc thai quá ngày (≥42 tuần), bé sinh nhẹ cân (<2500g), bé quá cân (>4000g).

Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, tuần tự theo thời gian đến khám thai.

Cỡ mẫu

Công thức áp dụng    img361

Trong đó:    n = số đối tượng nghiên cứu

T = 1,96 (độ tin cậy 95%) được tra từ bảng phân phối chuẩn

Các tin khác cùng chuyên mục:
Dự phòng băng huyết sau sinh - Ngày đăng: 19-07-2012
Rubella và thai kỳ - Ngày đăng: 14-05-2012
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK