Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 19-05-2012 7:19am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

me va be_5 Theo các nhà nghiên cứu Úc, những bà mẹ thụ thai bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản dường như thường đến Khoa hỗ trợ nuôi con bước đầu (residential early parenting service, REPS) hơn so với những bà mẹ thụ thai tự nhiên.


REPS, một chương trình ở Úc, cho các bà mẹ cùng con của họ nhập viện từ 2 đến 5 đêm và tập trung vào việc tăng cường kiến thức, kĩ năng chăm sóc con cái. Một số là tư nhân, số còn lại được tài trợ bởi chính phủ và miễn phí. Những cuộc khảo sát cho thấy rất nhiều bà mẹ thụ thai bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản được đưa vào chương trình này.

Trong một bài báo cáo trực tuyến ngày 31/3 trên tờ Fertility and Sterility, các nhà nghiên cứu nói rằng những bà mẹ được hỗ trợ sinh sản thường có điều kiện kinh tế đầy đủ hơn và không hẳn có những tình trạng như vợ chồng bất hòa, thai kì ngoài ý muốn, hoặc tình trạng kinh tế xã hội thấp - những điều có thể gặp ở những bà mẹ khác.

Nhưng dựa trên kết quả nghiên cứu, họ dự đoán rằng “Những phụ nữ vô sinh có thể đã lý tưởng hóa việc làm mẹ và có thể họ chưa được chuẩn bị tâm lý cho sự cô lập về mặt xã hội, cho sự đơn điệu lặp đi lặp lại của việc chăm sóc con, cả tâm trạng yêu ghét lẫn lộn và sự thiếu năng lượng có thể xảy ra khi chăm sóc một đứa trẻ khó chịu.”

Tiến sĩ Jane R. W. Fisher, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, bình luận trong một email gởi Reuters Health rằng: “Điều quan trọng là cần liệu trước các mặt  khó khăn trong việc chăm sóc trẻ, bao gồm cách dỗ những đứa trẻ khóc dai dẳng và cả những khó khăn khi dỗ trẻ ngủ, ngoài ra cần biết rằng những việc này đòi hỏi các kĩ năng chăm sóc đặc biệt được học và thực hành từ lúc mới bắt đầu chứ không phải bằng cảm tính.”

Tiến sĩ Fisher của Đại học Monash, Clayton và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu tiền cứu trên 153 bà mẹ thụ thai bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản. Trong 18 tháng đầu sau sinh, 26 phụ nữ (17%) đã được đưa vào chương trinh REPS- một tỉ lệ cao gấp 3 lần so với 5.05% ở những bà mẹ trong dân số chung.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ người mẹ được đưa vào chương trình REPS bao gồm có thai lần đầu, được hướng dẫn cho con bú không đầy đủ hoặc không tự tin trong việc chăm sóc trẻ sau khi xuất viện.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng “Các phụ nữ thường được đưa vào chương trình REPS với những vấn đề tâm lý phức tạp như  khó khăn về thích nghi, trầm cảm từ nhẹ đến trung bình, lo lắng, và mệt mỏi do công việc nặng.”

Thêm vào đó, “Những lời khuyên mơ hồ hoặc thiếu nhạy cảm của nhân viên y tế… dường như làm tăng thêm nỗi lo lắng của bệnh nhân.”

Mặt khác, Fisher nói, “Các nhà lâm sàng trong lĩnh vực vô sinh và chăm sóc sản khoa nên nhớ những bệnh nhân của mình có thể có tâm trạng mâu thuẫn chứ không chỉ đơn thuần là sự vui sướng sau khi sinh được một đứa con. Họ nên nhắc nhở bệnh nhân của mình liệu trước và lên kế hoạch đối diện với những cảm xúc lẫn lộn mà các phụ nữ thụ thai tự nhiên cũng trải qua, bao gồm thời gian cô đơn và có thể rơi vào tâm trạng thất vọng.”

Nguồn: http://bit.ly/HOTTZK Fertil Steril 2012

BS Nguyễn Thị Ngọc Nhân

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK