Theo một nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 25/11 trên Journal of Clinical Microbiology số tháng 4, bàng quang có rất nhiều vi khuẩn không biểu hiện trong môi trường cấy chuẩn, mặc dù người phụ nữ có triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu hay không.
Các kết quả từ nghiên cứu này của Alan J. Wolfe, PhD, giáo sư vi sinh và miễn dịch học, Trường Đại học Y khoa Stritch, thuộc Đại học Loyola, Chicago, Illinois, và cộng sự, dường như đã lật đổ một niềm tin lâu đời rằng bàng quang vô trùng, thay vào đó cho rằng cộng đồng vi khuẩn ở bàng quang cũng tương tự như những phần khác của cơ thể. Thêm vào đó, nghiên cứu còn ngụ ý rằng một số tình trạng nhiễm trùng đường tiểu không được phát hiện và điều trị.
“Điểm mấu chốt là thật sự trong bàng quang của nhiểu phụ nữ từ 35 đến 82 tuổi có chứa vi khuẩn. Chúng tôi không biết bằng cách nào vi khuẩn có mặt được ở đó. Chúng tôi cũng không biết liệu chúng có liên quan đến bệnh hoặc đến sức khỏe hay không,” Bác sĩ Wolfe nói với Medscape Medical News. “Bây giờ là thời điểm để tìm hiểu xem chúng có tác động gì.”
“Việc này sẽ giúp chúng ta xác định lại cách nhìn nhận bệnh tật,” Deboral Lightner, MD, giáo sư khoa tiết niệu, Mayo Clinic, Rochester, Minnesota, nói. “Nó sẽ gây nên một xáo trộn lớn trong hoạt động nghiên cứu.”
“Người ta đã từng xem bàng quang là môi trường sạch trong nhiều năm, rằng nó không chứa vi khuẩn, rằng nước tiểu là vô trùng, và nếu có bất cứ loại vi khuẩn nào mọc lên bên trong, đó là bệnh,” Bác sĩ Lightner phát biểu. “Giờ đây nghiên cứu này đã để lại rất nhiều câu hỏi mới còn quan trọng hơn những vấn đề lúc trước. Chúng ta phải thôi không nghĩ rằng vi khuẩn là yếu tố duy nhất gây bệnh. Ngược lại tình trạng vô trùng lại có thể là một trạng thái không bình thường.”
Nhóm nghiên cứu đã phân tích các mẫu nước tiểu của những phụ nữ không có triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu (NTĐT), với một nhóm đang phải phẫu thuật do tiểu không tự chủ hoặc sa sinh dục với một nhóm thứ hai, nhóm khỏe mạnh, hay nhóm chứng.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu nước tiểu bằng các ly chuẩn, sonde tiểu và ống hút trên xương mu. Họ cũng lấy những miếng gạc âm đạo, cũng như những miếng gạc da ở chỗ đâm kim vào bụng để đặt ống hút trên xương mu. Họ phân tích các mẫu nước tiểu, sử dụng phản ứng chuỗi PCR để tìm 16S rRNA, một phần của bộ tạo protein dùng để phân nhóm vi khuẩn.
Dù dùng phương pháp thu thập nào, các mẫu nước tiểu đều cho thấy có chứa vi khuẩn không mọc hoặc không thể mọc với các kĩ thuật cấy chuẩn. Thêm vào đó, các mẫu nước tiểu bài tiết bị nhiễm các loại vi khuẩn của đường tiểu. Ngược lại, những vi khuẩn từ miếng gạc đặt trên da và các mẫu nước tiểu lấy bằng sonde tiểu hoặc ống hút trên xương mu cho thấy chúng không bị nhiễm bời các chủng vi khuẩn trên bề mặt da.
Các vi khuẩn được lấy bằng sonde tiểu và ống hút trên xương mu đều giống nhau. Chủng vi khuẩn nhiều nhất là Aerococcus (50.48% lấy qua sonde tiểu và 40.43% lấy bằng ống hút trên xương mu) và Actinobaculum (17.34% qua sonde tiểu và 24.93% bằng ống hút trên xương mu). Một tỉ lệ nhỏ trong số đó liên quan đến Eschrichia/ Shigella (0.94% qua sonde tiểu và 2.40% bằng ống hút trên xương mu).
“Các dữ liệu này khẳng định thêm những nghiên cứu trước đây cho rằng nước tiểu được báo cáo với các bác sĩ lâm sàng rằng “cấy âm tính” hoặc “mọc nhưng không ý nghĩa” có thể chứa các chủng vi khuẩn khác nhau. Chúng có thể đơn giản hoặc cực kì phức tạp và có thể tạo thành từ nhiều tác nhân gây bệnh đường tiểu điển hình hoặc các loại không xác định được bằng các kĩ thuật cấy chuẩn,” các tác giả viết.
Các nhà nghiên cứu không thể khuếch đại DNA của vi khuẩn trong 2 mẫu nước tiểu. Bác sĩ Wolfe nói rằng điều này không nhất thiết có nghĩa là bàng quang của những phụ nữ này không chứa vi khuẩn.
Các kết quả cho thấy rằng các mẫu cấy nước tiểu có thể không phải là “tiêu chuân vàng” để khảo sát nhiễm trùng đường tiểu, Bác sĩ Wolfe nói, chẳng hạn như các kết quả nghiên cứu từ 1 người tham gia mà mẫu cấy chuẩn tìm thấy Escherichia coli. Khi nước tiểu của đối tượng được phân tích bằng PCR, E coli cho thấy chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cộng đồng vi khuẩn của đối tượng nghiên cứu (khoảng 1% đến 3%); chủng vi khuẩn chiếm tỉ lệ lớn nhất lại là Aerococcus (khoảng 40% đối với phương pháp dùng ống hút trên xương mu và khoảng 50% với sonde tiểu), theo sau đó là Actinocaculum (khoảng 25% đối với phương pháp ống hút trên xương mu và khoảng 17% đối với phương pháp sonde tiểu).
Nguồn: Urine is not sterile – PCR analysis shows - Medscape
BS Nguyễn Thị Ngọc Nhân
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...