Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 16-09-2009 12:00am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

obese_pregnant_womenPhụ nữ mang thai 37 tuần có kèm rối loạn cao huyết áp nhẹ nên được khởi phát chuyển dạ ngay khi họ vừa trải qua tuần thứ 37 thai kỳ. Những khuyến cáo trên dựa vào kết quả của thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đa trung tâm không mù đôi được đăng trên tạp chí Lancet số thứ 4 của tháng 8.

 


Bác sĩ Corine M. Koopmans và cộng sự tại Đại học Y khoa trung tâm GroningenGroningen, Hà Lan thuộc nhóm nghiên cứu HYPITAT cho biết, bằng chứng rõ ràng về việc điều trị cho phụ nữ mang thai có rối loạn cao huyết áp khi đã đủ tháng là rất ít. Vì vậy chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu liệu việc khởi phát chuyển dạ ở những phụ nữ đơn thai có cao huyết áp thai kỳ hay tiền sản giật nhẹ có làm giảm đáng kể bệnh suất cho mẹ.

Trong 6 bệnh viện chuyên khoa và 32 bệnh viện không chuyên khoa tại Hà Lan, những thai phụ đơn thai từ 36 tuần đến 41 tuần có cao huyết áp thai kỳ hay tiền sản giật nhẹ sẽ tham gia nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 10/2005 đến tháng 3/2008. Sử dụng hệ thống đăng ký qua mạng, những thai phụ tham gia nghiên cứu sẽ chia thành 2 nhóm khởi phát chuyển dạ và theo dõi chuyển dạ tự nhiên với tỷ lệ 1:1. Vì thế không thể che dấu việc chia nhóm trong nghiên cứu.

Kết quả cuối cùng của nghiên cứu là đo lường các kết quả không tốt của bà mẹ bao gồm tỷ lệ tử vong mẹ, tần suất bệnh của mẹ, sự tiến triển từ cao huyết áp nặng đến việc xuất hiện protein/niệu và nặng nhất là băng huyết sau sanh (mất trên 1000mL máu) với việc phân tích dự tính điều trị và hiệu quả điều trị để có được nguy cơ tương đối RR. Bệnh suất của mẹ là sản giật, hội chứng HELLP (tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu), phù phổi, huyết khối thuyên tắc và nhau bong non.

Trong ngẫu nhiên 756 thai phụ 377 người được phân vào nhóm khởi phát chuyển dạ và 379 người theo dõi chuyển dạ tự nhiên. Thêm vào đó có 397 thai phụ đồng ý cho xem hồ sơ bệnh án nhưng từ chối tham gia chia nhóm ngẫu nhiên.

Kết quả không tốt ở mẹ xuất hiện ở 117 người (31%) trong nhóm thai phụ được khởi phát chuyển dạ và 166 thai phụ ở nhóm theo dõi chuyển dạ tự nhiên (RR = 0,71 Khoảng tin cậy CI 95%). Không có ghi nhận ca nào tử vong mẹ hay tử vong sơ sinh hay sản giật.

Cũng có ít trường hợp cần phải mổ lấy thai ở nhóm khởi phát chuyển dạ so với nhóm theo dõi chuyển dạ tự nhiên.

Tác giả đã viết “Khởi phát chuyển dạ sẽ giúp cải thiện kết cục của mẹ, Chúng tôi tin rằng việc khởi phát chuyển dạ được khuyên nên làm cho những phụ nữ có cao huyết áp thai kỳ hay huyết áp tâm trương ≥ 95 mmHg hoặc tiền sản giật nhẹ ở tuổi thai trên 37 tuần”

Giới hạn của nghiên cứu là không bao gồm những thông tin hữu ích từ Trung tâm dữ liệu về sanh sản quốc gia Hà Lan.

“Kết quả của thử nghiệm của chúng tôi quan trọng cho cả quốc gia đã phát triển  khi việc khởi phát chuyển dạ ở những thai phụ có cao huyết áp thai kỳ khi thai trên 36 tuần còn tranh cãi và cho các nước đang phát triển nơi tỷ lệ tử vong mẹ và bệnh suất mẹ vẫn còn cao”. Các tác giả kết luận “Kết quả của chúng tôi cho thấy việc khởi phát chuyển dạ sẽ kèm với giảm nguy cơ cao huyết áp nặng hay hội chứng HELLP và dẫn đến việc giảm nhu cầu mổ lấy thai, những kết quả này cũng nhấn mạnh sự quan trọng của việc đo huyết áp thường xuyên trong thai kỳ.

Bác sĩ Donna D. Johnson, thuộc Đại học y khoa Nam Carolina ở Charleston cũng nhận xét thêm kết quả của thử nghiệm trên cũng có ý nghĩa lâm sàng to lớn do có rất ít kết cục thai kỳ xấu xuất hiện. Bác sĩ này cũng khuyến cáo rằng mục tiêu hàng đầu của các nhà sản khoa chính là chăm sóc quan tâm đến sức khỏe bà mẹ.

Tác giả viết “Khi phân tích theo nhóm nhỏ thì bệnh suất chung của mẹ không cải thiện khi được khởi phát chuyển dạ ở tuổi thai 36-37 tuần. Mặc dù nghiên cứu không đủ mạnh để phát hiện sự khác biệt ở từng tuần tuổi thai nhưng chúng ta không nên do dự trong việc khởi phát chuyển dạ cho những phụ nữ thai trước 37 tuần có kèm tiền sản giật nhẹ và cao huyết áp thai kỳ. Mặt khác, việc khởi phát chuyển dạ ở thai ≥ 37 tuần dường như cải hiện kết quả về mặt sản khoa cho những bệnh nhân có cao huyết áp thai kỳ và tiền sản giật. Điều này nên được áp dụng vào thực hành lâm sàng

BS Phan Thị Ngọc Minh

Source: Lancet. Published online August 4, 2009

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK