Theo một nghiên cứu được báo cáo trên tạp chí New England Journal of Medicine vào tháng 10/2009, việc sử dụng lâu dài trimethoprim-sulfamethoxazole liều thấp có thể làm giảm nhiễm trùng tiểu ở những trẻ có nguy cơ cao.
Nhiễm trùng tiểu là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, ảnh hưởng đến khoảng 2% bé trai và 8% bé gái ở độ tuổi đến trường. Trong khi đó trào ngược bàng quang - niệu quản là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của nhiễm trùng tiểu ở trẻ, mức độ trào ngược được phân từ độ 1 (trào ngược từ bàng quang vào phần đầu niệu quản) đến độ 5 (niệu quản dãn nặng uốn khúc, ngoằn ngèo). Mặc dù không phải tất cả những trẻ trào ngược bàng quang - niệu quản đều bị tổn thương thận, nhưng những trẻ có trào ngược càng nặng thì càng dễ mắc tổn thương thận không hồi phục.
Kháng sinh được sử dụng rộng rãi cho những trẻ có trào ngược bàng quang - niệu quản với cấu trúc thận bình thường để ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu, nhưng vẫn còn thiếu những nghiên cứu mù đôi có đối chứng đủ mạnh để cho thấy sự hiệu quả. Tác giả TS. Jonathan C. Craig và cộng sự làm việc tại Đại học Syney, Úc còn cho biết thêm, nghiên cứu này được thu thập từ 4 trung tâm Y khoa tại Úc với có hoặc không có sử dung liệu pháp kháng sinh đường miệng liên tục liều thấp nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu ở những trẻ có nguy cơ.
Tiêu chuẩn lựa chọn là những trẻ nhỏ hơn 18 tuổi với ít nhất một lần nhiễm trùng tiểu được xác định bằng xét nhiệm vi sinh và được lựa họn ngẫu nhiên vào nhóm điều trị trimethoprim-sulfamethoxazole (2mg trimethoprim và 10mg sulfamethoxazole/kg/ngày) hay nhóm placebo trong 12 tháng. Điểm kết chính của nghiên cứu là trẻ được xác định có nhiểm trùng tiểu trên lâm sàng và xét nhiệm vi sinh.
Tổng cộng có 576 trẻ (64% nữ) được lựa chọn ngẫu nhiên vào nghiên cứu, từ tháng 12 năm 1998 đến 2007. Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 14 tháng tuổi, 71% trẻ được chẩn nhiễm trùng tiểu, 42% có trào ngược trào ngược bàng quang niệu quản, trong đó 53% từ mức độ 3 trở lên.
Trong số 288 trẻ sử dụng kháng sinh, có 36 trẻ (13%) nhiễm trùng tiểu, so với 55 trẻ (19%) trong nhóm 288 trẻ điều trị placebo.
Chỉ số nguy cơ tuyệt đối về nhiễm trùng tiểu giảm thấp ở nhóm sử dụng kháng sinh (6%).
Tác giả cho biết thêm, sử dụng trimethoprim-sulfamethoxazole liều thấp kéo dài có liên quan đến giảm số lượng nhiễm trùng tiểu ở những trẻ có nguy cơ. Hiệu quả điều trị dường như là hợp lý nhưng vẫn còn khiêm tốn qua các nhóm.
Các tác giả kết luận rằng tỷ lệ tác dụng phụ không khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu và nguy cơ mắc các nhiễm trùng khác ở nhóm sử dụng kháng sinh thấp hơn nhóm placebo. Do đó, trimethoprim-sulfamethoxazole được khuyến cáo đối với trẻ có nguy cơ cao nhiễm trùng tiểu.
Tác giả nhấn mạnh, vấn đề quan trọng là phát hiện sớm trào ngược bàng quang - niệu quản. Khi có chẩn đoán sớm nhiễm trùng tiểu và rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu thì việc điều trị sớm để ngăn ngừa diễn tiến tổn thương thân là hết sức cần thiết.
N Engl J Med. 2009;361:1748-1759, 1804-1806.
BS. Nguyễn Khôi
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...