Các nhà nghiên cứu cho rằng các phụ nữ có nguy cơ sinh non không chuyển dạ sinh sau 7 ngày kể từ khi được tiêm corticoid thì việc tiêm corticoid đợt 2 có thể cải thiện chức năng phổi của trẻ sinh ra.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêm lập lại này cải thiện chức năng phổi của trẻ và còn có thể hạ thấp tỉ lệ trẻ mắc hội chứng suy hô hấp.
Bác sĩ Cindy McEvoy, trưởng nhóm nghiên cứu, đến từ Đại học Y khoa Oregon, Phần Lan cùng các cộng sự đã chỉ ra rằng việc tiêm corticoid giữa tuần 24 và 34 là chỉ định điều trị chuẩn cho phụ nữ có nguy cơ sinh non. Tuy nhiên họ cũng nói rằng sự tăng sản xuất lecithin do đáp ứng với liệu pháp corticoid xảy ra sau khi cho thuốc trước sinh ít nhất 24 giờ và chỉ kéo dài trong vòng 7 ngày.
Trên tạp chí điện tử Sản Phụ khoa Mỹ ngày 15 tháng 3, nhóm nghiên cứu đã báo cáo hiệu quả của đợt tiêm corticoid lần 2 cho những phụ nữ chưa chuyển dạ sinh sau đợt tiêm corticoid lần 1 trước đó ít nhất 14 ngày.
Đây là một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên được tiến hành trên 85 phụ nữ với tuổi thai từ 26 đến 34 tuần, và tất cả họ đều có nguy cơ sinh non.
44 phụ nữ được chọn ngẫu nhiên để tiêm bắp 12 mg betamethasone mỗi 24 giờ, và 41 phụ nữ được tiêm giả dược. Các phụ nữ này được tiêm corticoid đợt 1 vào khoảng tuần 27 của thai kỳ và được tiêm liều corticoid (hoặc giả dược) đợt 2 vào khoảng tuần thứ 30 của thai kỳ.
Các số liệu thống kê về tình trạng sức khỏe của 56 trẻ sơ sinh của mỗi nhóm được phân tích bao gồm chức năng phổi của trẻ trong 72 giờ sau sinh và chức năng phổi của trẻ trước khi được sử dụng surfactant.
Nhóm có tiêm corticoid có công suất đàn hồi phổi (respiratory compliance, C) cao hơn rõ rệt so với nhóm tiêm giả dược (1,21 so với 1,01 mL/ cm H2O/ kg, p = 0,04).
Chức năng phổi tốt hơn được ghi nhận ở nhóm phụ nữ có thai kỳ ≤ 34 tuần (44 phụ nữ được tiêm corticoid và 39 phụ nữ được tiêm giả dược). Các số liệu phân tích theo phân nhóm tuổi thai (≤ 34 tuần và > 34 tuần) cho thấy chỉ số C trong nhóm tiêm corticoid là 1,17 mL/ cm H2O/ kg so với nhóm chứng là 0,9 (p = 0,04).
Số liệu phân tích chung và số liệu phân tích theo phân nhóm tuổi thai cho thấy số trẻ sơ sinh cần hỗ trợ oxy ≥ 30% hay ≥ 40% trong nhóm có tiêm corticoid ít hơn rõ rệt. Tuy nhiên không có sự khác biệt về dung tích khí cặn chức năng (functional residual capacity, FRC) giữa 2 nhóm tiêm corticoid và nhóm tiêm giả dược.
Tỉ lệ trẻ có hội chứng suy hô hấp thấp hơn trong nhóm tiêm corticoid, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong số liệu phân tích theo phân nhóm tuổi thai (34% so với 56%, p = 0,05).
Các nhà nghiên cứu cho rằng chỉ số C cao tương ứng với các chức năng hô hấp trên lâm sàng được cải thiện tốt hơn như nhu cầu thở oxy ít hơn và khuynh hướng ít bị hội chứng suy hô hấp hơn.
Họ cũng lưu ý rằng hệ thống men cần thiết cho sự sản xuất surfactant có thể giảm trở lại mặc dù đã được điều trị corticoid trước sinh.
Các nhà nghiên vẫn tiếp tục theo dõi các phụ nữ tham gia nghiên cứu. Ngoài ra, dựa trên các kết quả tìm được, họ cho rằng cần có một nghiên cứu có đối chứng lớn hơn ở các phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non cao với thời gian theo dõi lâu dài các chức năng hô hấp, sự tăng trưởng, và sự phát triển thần kinh của trẻ sinh non.
BS. Ngô Thụy Minh Nhi.
Nguồn: Am J Obstet Gynecol
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...