Các chuyên gia về ung thư đã thực hiện một nghiên cứu meta - analysis để khảo sát ảnh hưởng của thai kỳ đối với khả năng sống còn của những phụ nữ có tiền sử ung thư vú.
Các nhà nghiên cứu từ các trung tâm ở Bỉ, Ai Cập, Ý, Hy Lạp, Mỹ và Đan Mạch đã tiến hành xem xét vấn đề này do nhu cầu từ bệnh nhân về tính khả thi và an toàn của thai kỳ sau khi bị ung thư vú.
Trong báo cáo được công bố trên Tạp chí Ung thư châu Âu, Azim HA Jr và cộng sự đã phân tích dữ liệu từ 14 nghiên cứu được công bố từ năm 1970 đến 2009 về vấn đề này.
Trong số các nghiên cứu này, bảy nghiên cứu là các nghiên cứu có nhóm chứng, bốn nghiên cứu trong cộng đồng, ba nghiên cứu thực hiện trong bệnh viện. Tổng số bệnh nhân phân tích là 1244 người, tổng số nhóm chứng là 18145 người. Độ tuổi được chẩn đoán ung thư vú thay đổi trong các nghiên cứu, tuổi lớn nhất có thể từ 35 tuổi đến 50 tuổi. Tiêu chuẩn cho việc chọn nhóm chứng cũng khác nhau giữa các nghiên cứu, bao gồm các yếu tố như: tuổi, giai đoạn ung thư, kích thước khối u, chủng tộc, sắc tộc, tình trạng di căn hạch, số năm điều trị ung thư.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng: Nhìn tổng thể trong các phụ nữ có tiền sử ung thư vú, những phụ nữ mang thai có tỷ lệ tử vong thấp hơn có ý nghĩa so với những phụ nữ không mang thai (RR = 0,59; 95% IC = 0,5 - 0,7). Trong số 14 nghiên cứu, tám nghiên cứu cho thấy: Mang thai sau khi bị ung thư vú có lợi ích sống còn có ý nghĩa thống kê, trong khi sáu nghiên cứu còn lại cho thấy không có liên quan.
Thảo luận về phát hiện của họ, các chuyên gia lưu ý rằng không nghiên cứu nào phân tích đến thụ thể estrogen (ER) hoặc tình trạng HER2 của bệnh nhân, vốn có thay đổi trong thai kỳ. Họ đề nghị thêm 2 biến số này vào một nghiên cứu đa trung tâm có nhóm chứng để theo dõi ảnh hưởng của thai kỳ lên tiên lượng sống còn của bệnh nhân ung thư vú.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng có thể có những sai số về lựa chọn bệnh nhân "phần nào góp phần vào việc giảm nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân có thai sau khi bị ung thư vú", nhưng vẫn hợp lý để kết luận rằng "mang thai là an toàn ở phụ nữ có tiền sử ung thư vú". Điều này được ủng hộ bởi các kết quả của một phân tích phân nhóm, trong đó không có khác biệt ý nghĩa về thời gian sống còn giữa phụ nữ mang thai có tiền sử ung thư vú và những người không có thai và tái phát ung thư.
Như vậy, không cần chống lại việc mang thai ở phụ nữ có tiền sử ung thư vú. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực bảo tồn khả năng sinh sản của phụ nữ trẻ, những người có thể mang thai sau khi hoàn tất điều trị ung thư vú.
Theo European Journal of Cancer 2010
Nguồn: Safety of pregnancy after breast cancer
http://www.orgyn.com/en/Womens_Health/Reviews/fullpage.asp?xml=/en/reviews/2010/issue_12/reviews.xml
BS Vũ Thiên Ân
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...