BS Phan Thị Ngọc Minh
Ngày 9 tháng 6, một nghiên cứu trên tạp chí BMJ đã công bố “Liệu pháp hormone thay thế (HRT) liều thấp thông qua miếng dán tại da dường như không làm tăng nguy cơ đột tử so với nhóm không sử dụng”
Trái lại, hormon thay thế nếu dùng liều cao qua đường da đi kèm với tăng nguy cơ đột quỵ, nguycơ này tương đương với nguy cơ đột quỵ ở nhóm sử dụng hormne liệu pháp đường uống.
Samy Suissa và cộng sự đã xác định tỷ số nguy cơ của đột quỵ hiệu chỉnh ở nhóm sử dụng HRT qua da là 0,95 so với nhóm không sử dụng, còn nhóm sử dụng miếng dán liều thấp có nguy cơ đột quỵ là 0,85
Trong khi đó trong nhóm sử dụng miếng dán liều cao thì tỷ số nguy cơ của đột quỵ là 1,89 so với nhóm không sử dụng.
Những người sử dụng hormone thay thế đường uống tăng nguy cơ đột quỵ lên 28% bất kể sử dụng liều thấp hay liều cao.
Dữ liệu chung trên lâm sàng
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu nghiên cứu trong dân số chung của nước Anh, những dữ liệu này được ghi nhận từ những hồ sơ bệnh án của hơn 6 triệu bệnh nhân đã được lưu trữ trong hệ thống vi tính.
Nghiên cứu cohort này bao gồm 870.000 phụ nữ trong độ tuổi 50-79, các nhà nghiên cứu ghi nhận có 15.710 trường hợp đột quỵ.
Hormone thay thế sẽ được chia thành các dạng như dạng chỉ có estrogen đơn thuần, estrogen kết hợp progesterone, dạng chỉ có progesterone đơn thuần và dạng tibolone. Liệu pháp estrogen sẽ được chia thành nhiều nhóm nhỏ dựa vào đường sử dụng hay liều dùng cao thấp.
HRT đường uống liều thấp khi thuốc chứa ≤ 0,625 mg estrogen hay ≤ 2 mg estradiol; liều cao khi thuốc ≥ 0,625 mg estrogen hay ≥ 2 mg estradiol.
Đối với đường dùng qua da liều thấp nếu thuốc chứa ≤ 50 μg estrogen; liều cao nếu chứa ≥ 50 μg estrogen
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng tỷ lệ đột quỵ không gia tăng nếu sử dụng thêm progesterone kết hợp với miếng dán estrogen. Tỷ lệ đột quỵ là 1,02 ở nhóm dùng estrogen đường qua da và tỷ lệ là 0,76 nếu dùng kết hợp progesterone cùng estrogen.
Ngược lại, sử dụng estrogen đơn thuần đường uống sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 35% khi so với nhóm không dùng và khi kết hợp với progesterone nguy cơ sẽ tăng lên 24%.
So sánh trực tiếp đường dùng HRT qua da so với đường uống thì nguy cơ đột quỵ thấp hơn với tỷ số nguy cơ là 0,74
Thêm vào đó, HRT đường qua da đã dùng trong quá khứ không làm tăng nguy cơ đột quỵ trong khi HRT đường uống đã dùng trong quá khứ sẽ có tỷ số nguy cơ 1,36. Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận có sự gia tăng nguy cơ đột quỵ ở những người vừa ngưng sử dụng HRT đường uống vài tháng, sau đó nguy cơ này sẽ giảm xuống ngang bằng với nguy cơ đột qụy của những người không sử dụng.
Trong nhóm đang sử dụng HRT đường uống liều thấp hay liều cao thì có tỷ số nguy cơ của đột quỵ là 1,25 và 1,48 khi so sánh với nhóm không dùng.
Tỷ số nguy cơ của đột quỵ của việc dùng HRT so với việc không dùng sau khi hiệu chỉnh
Các dạng HRT |
Tỷ số hiệu chỉnh |
Qua da |
|
Liều thấp |
0,81 |
Liều cao |
1,88 |
HRT đường uống |
|
Liều thấp |
1,25 |
Liều cao |
1,31 |
Dựa vào chứng cứ sẵn các tác giả tin rằng “sử dụng HRT liều thấp đường qua da là đường dùng an toàn nhất. Tuy nhiên để có được một kết luận cần có nhiều thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng để khẳng định nghiên cứu này.
Source: BMJ. Published online June 3, 2010.
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...