Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 26-06-2010 8:07am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

images_1

 

BS Nguyễn An Nghĩa


Cúm là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh và dẫn đến cần nhập viện theo dõi ở trẻ em. Các biến chứng do cúm gây ra ở trẻ em đã được liệt kê khá rõ trong y văn bao gồm viêm tiểu phế quản, viêm phổi, cùng các biểu hiện thần kinh như bệnh lý não, viêm não. Bên cạnh đó, một số triệu chứng liên quan đường tiêu hóa được cho là có liên quan với virus cúm, thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn, bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Với mục tiêu xác định tần suất hiện mắc của cúm mùa A, B, cúm gà (H5N1) cũng như đánh giá mối liên quan giữa virus cúm với các triệu chứng đường tiêu hóa ở trẻ em, Charisma Dilantika, làm việc tại đơn vị nghiên cứu y khoa hải quân số 2, Jakarta, Indonesia cùng cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu tại Indonesia. Nghiên cứu thực hiện trên các trẻ < 6 tuổi đến khám với bệnh cảnh dạng cúm cấp tính hay tiêu chảy tại bất kỳ điểm nào trong 12 địa điểm nghiên cứu thuộc mạng lưới quản lý tiêu chảy trẻ em Indonesia, từ 09/2005 đến 04/2008. Phân và dịch tiết đường hô hấp trên (phết mũi hoặc họng) sẽ được thu thập ở từng trẻ.

Bệnh cảnh dạng cúm được xác định khi bệnh nhi có sốt cấp tính (> 38oC) kèm ho hay đau họng; tiêu chảy được xác định khi trẻ có tiêu lỏng ≥ 3 lần/ngày hay ≥ 2 lần/ngày kèm với các triệu chứng đường tiêu hóa khác như buồn nôn, nôn, đau bụng cơn, tiêu phân máu.

Một số kết quả chính thu được như sau:

  • Nghiên cứu có tổng cộng 733 trẻ tham gia. Tuổi trung bình là 15 tháng, nam chiếm 59,5%
  • Thời gian tiêu chảy trung bình trước khám bệnh là 1 ngày
  • Thời gian hiện diện bệnh cảnh dạng sốt trước khám bệnh là 2 ngày
  • 80% trẻ cần nhập viện theo dõi
  • Virus cúm được xác định trong 85 (11,6%) mẫu bệnh phẩm từ đường hô hấp trên và 21 (2,9%) mẫu phân thu thập bằng xét nghiệm RT-PCR. Chỉ có 6 bệnh nhi có RT-PCR (+) cả trong bệnh phẩm đường hô hấp trên lẫn trong phân 1 ca cấy virus cúm B (+) trong phân
  • Virus cúm A chiếm 40%, virus cúm B chiếm 60% trong số các ca dương tính
  • Trong suốt thời gian nghiên cứu, cúm gà có tần suất cao ở những vùng nghiên cứu, tuy nhiên, không ca nào trong số 733 ca trên được xác định có nhiễm cúm A H5N1

Mặc dù có thể ARN virus cúm hiện diện trong phân do bệnh nhi nuốt từ đường hô hấp, kết quả nghiên cứu trên vẫn phần nào gợi ý khả năng virus cúm có thể khu trú ở đường tiêu hóa của trẻ, có thể liên quan với các triệu chứng đường tiêu hóa và có thể là một đường lây truyền trong các đợt bùng phát dịch cúm.

(Nguồn: BMC Infectious Diseases 2010, 10:3)

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
IVF và nguy cơ thai ngưng tiến triển - Ngày đăng: 09-06-2010
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK