Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Nottingham phát hiện thấy rằng thai phụ tuy không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc lá của người khác cũng bị tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc sinh con bị dị tật.
Nghiên cứu được công bố trong ấn bản tháng 4 của tạp chí Pediatrics cho thấy việc hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ thai chết lưu 23% và dị tật bẩm sinh 13%.
Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khuyến khích các ông bố tương lai nên giảm hút thuốc lá trước mặt vợ mình, đồng thời cảnh báo phụ nữ về sự nguy hiểm tiềm tàng của khói thuốc trước và trong khi mang thai.
Tiến sĩ Jo Leonardi-Bee, thuộc UK Centre for Tobacco Control Studies, cho biết: "Người mẹ hút thuốc trong thai kỳ gây nên một loạt các nguy cơ giảm sức khỏe nghiêm trọng cho thai nhi bao gồm tăng tỷ lệ tử vong thai, cân nặng lúc sinh thấp, sinh non và một loạt các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng như hở hàm ếch, dị tật chi và các vấn đề tim mạch.
Do hút thuốc lá thụ động có liên quan đến việc phơi nhiễm với các độc tố trong thuốc lá, mặc dù ở nồng độ thấp hơn, việc tiếp xúc với khói thuốc lá từ người mẹ không hút thuốc nhưng có phơi nhiễm độc tố cũng làm tăng nguy cơ của một số biến chứng nêu trên."
Đây là nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này nhằm đúc kết kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới về tác hại của hút thuốc lá thụ động đối với thai kỳ và ước tính khả năng tăng nguy cơ.
Kết quả trên được rút ra từ một nghiên cứu tổng quan gồm 19 nghiên cứu thực hiện ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Á và châu Âu, tập trung vào phụ nữ mang thai không hút thuốc nhưng có phơi nhiễm với khói thuốc lá ở nhà hoặc nơi công sở.
Nghiên cứu xem xét các tác động có thể có của hút thuốc thụ động đối với sẩy thai, tử vong sơ sinh và dị tật bẩm sinh.
Các nhà nghiên cứu nói rằng những người cha hút thuốc lá nên nhận thức rõ hơn về mối nguy hiểm mà họ gây ra cho thai nhi. Bên cạnh đó, vì hiện nay vẫn chưa rõ thời điểm mà hút thuốc lá thụ động bắt đầu gây ảnh hưởng, nên điều quan trọng là cần bảo vệ phụ nữ tránh việc hút thuốc thụ động cả trước và trong thai kì.
Tiến sĩ Leonardi-Bee cho biết thêm: "Những gì chúng ta vẫn còn nghi vấn là liệu ảnh hưởng đối với thai kỳ của khói thuốc là bắt nguồn từ bà mẹ hút thuốc thụ động hay do người cha hút thuốc làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tinh trùng, hay cả hai. Cần làm thêm nghiên cứu để làm rõ vấn đề này. Tuy nhiên, người cha nên bỏ thuốc lá trước khi muốn có con, do hút thuốc lá đã được chứng minh là có tác động đối với sự phát triển của tinh trùng.
Chúng ta cũng cần tiếp tục tìm các biện pháp can thiệp y tế công cộng để có thể giảm sự tiếp xúc của phụ nữ với hút thuốc lá thụ động. Một biện pháp có thể áp dụng là khuyến khích người bạn đời tạm thời ngưng thuốc lá mỗi khi có mặt thai phụ bằng cách sử dụng miếng dán thay thế nicotin (nicotine replacement therapy patches).
Các nguy cơ trên có liên quan đến số điếu thuốc lá tiêu thụ. Dữ liệu cho thấy tiếp xúc với khoảng 10 điếu thuốc lá mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ, do đó người cha nên giảm số điếu thuốc hút. Trong trường hợp lý tưởng, nên bỏ hẳn hút thuốc lá vì lợi ích của người vợ và đứa con tương lai của họ."
Nguồn: Passive Smoking Increases Risk Of Stillbirth And Birth Defects – www.medicalnewstoday.com
BS Huỳnh Thị Mai Thanh
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...