Tin tức
on Tuesday 15-02-2022 3:05pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Cẩm Nhung – IVFMD Tân Bình
Với sự phát triển của xã hội hiện đại, phụ nữ ngày càng có xu hướng lập gia đình và sinh con trễ. Tuy nhiên trong hỗ trợ sinh sản, mẹ càng lớn tuổi chức năng buồng trứng càng giảm, chất lượng và số lượng noãn bào thấp, tỷ lệ noãn lệch bội tăng, dẫn đến tăng tỷ lệ sẩy thai và giảm tỷ lệ trẻ sinh sống.
Chất lượng phôi được xem là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của một chu kỳ hỗ trợ sinh sản. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng phôi nang có khả năng làm tổ cao hơn so với phôi phân chia. Tuy nhiên, không phải tất cả các phôi phân chia đều có thể phát triển đến giai đoạn phôi nang, vì vậy với số lượng noãn ít, bệnh nhân lớn tuổi có thể đối mặt với nguy cơ không có phôi để chuyển nếu quyết định nuôi phôi ngày 5.
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của nuôi cấy phôi dài ngày trên nhóm bệnh nhân lớn tuổi (advanced maternal age – AMA). Các yếu tố đo lường bao gồm: (i) hiệu quả phôi học bao gồm tỷ lệ hình thành phôi nang, động học, hình thái phôi nang và tỷ lệ phôi nang hữu dụng; (ii) kết quả lâm sàng, bao gồm tỷ lệ phôi chuyển, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống và tỷ lệ làm tổ; và (iii) LBR (tỷ lệ sinh sống) khi hình thái phôi nang và tuổi của phụ nữ được kết hợp.
Thiết kế nghiên cứu: Đây là nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ tháng 01-2011 đến tháng 11-2019 lấy dữ liệu từ các chu kỳ IVF/ICSI được thực hiện tại bệnh viện Đại học Bretonneau (Pháp). Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm các chu kỳ cho nhận noãn và tinh trùng từ thủ thuật. Tổng cộng có 4.952 bệnh nhân được tham gia vào nghiên cứu với 21.301 hợp tử thụ tinh bình thường và 14.157 phôi phát triển thành phôi nang (D5/D6). Tuổi mẹ trung bình là 33.1 ± 4.5 tuổi. Bệnh nhân được chia làm 4 nhóm theo độ tuổi: 23-29 tuổi, 30-33 tuổi, 34-36 tuổi và 37-43 tuổi.
Kết quả nghiên cứu:
Hiệu quả phôi học
Hiệu quả lâm sàng: Tỷ lệ bệnh nhân có phôi để chuyển ở nhóm AMA tương tự nhóm bệnh nhân trẻ tuổi (83% so với 86%). Số phôi chuyển trung bình ở nhóm AMA cao hơn so với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi. Tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống và tỷ lệ làm tổ thấp hơn đang kể ở nhóm AMA. Tỷ lệ sẩy thai ở nhóm AMA cao hơn so với nhóm trẻ tuổi (23% so với 4%). Tuy nhiên tỷ lệ đa thai không có sự khác biệt.
Kết luận: Nhóm nghiên cứu đã chứng minh tuổi mẹ không ảnh hưởng đến tỷ lệ phát triển phôi ngày 5. Tuy nhiên, việc lựa chọn phôi thông qua nuôi phôi dài ngày không loại bỏ được các bất thường nhiễm sắc thể của phôi nang ở nhóm AMA, do đó có thể làm giảm hiệu quả lâm sàng trên nhóm này.
Nguồn: Sainte-Rose, R., Petit, C., Dijols, L., Frapsauce, C., & Guerif, F. (2021). Extended embryo culture is effective for patients of an advanced maternal age. Scientific Reports, 11(1), 1-9.
Với sự phát triển của xã hội hiện đại, phụ nữ ngày càng có xu hướng lập gia đình và sinh con trễ. Tuy nhiên trong hỗ trợ sinh sản, mẹ càng lớn tuổi chức năng buồng trứng càng giảm, chất lượng và số lượng noãn bào thấp, tỷ lệ noãn lệch bội tăng, dẫn đến tăng tỷ lệ sẩy thai và giảm tỷ lệ trẻ sinh sống.
Chất lượng phôi được xem là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của một chu kỳ hỗ trợ sinh sản. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng phôi nang có khả năng làm tổ cao hơn so với phôi phân chia. Tuy nhiên, không phải tất cả các phôi phân chia đều có thể phát triển đến giai đoạn phôi nang, vì vậy với số lượng noãn ít, bệnh nhân lớn tuổi có thể đối mặt với nguy cơ không có phôi để chuyển nếu quyết định nuôi phôi ngày 5.
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của nuôi cấy phôi dài ngày trên nhóm bệnh nhân lớn tuổi (advanced maternal age – AMA). Các yếu tố đo lường bao gồm: (i) hiệu quả phôi học bao gồm tỷ lệ hình thành phôi nang, động học, hình thái phôi nang và tỷ lệ phôi nang hữu dụng; (ii) kết quả lâm sàng, bao gồm tỷ lệ phôi chuyển, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống và tỷ lệ làm tổ; và (iii) LBR (tỷ lệ sinh sống) khi hình thái phôi nang và tuổi của phụ nữ được kết hợp.
Thiết kế nghiên cứu: Đây là nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ tháng 01-2011 đến tháng 11-2019 lấy dữ liệu từ các chu kỳ IVF/ICSI được thực hiện tại bệnh viện Đại học Bretonneau (Pháp). Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm các chu kỳ cho nhận noãn và tinh trùng từ thủ thuật. Tổng cộng có 4.952 bệnh nhân được tham gia vào nghiên cứu với 21.301 hợp tử thụ tinh bình thường và 14.157 phôi phát triển thành phôi nang (D5/D6). Tuổi mẹ trung bình là 33.1 ± 4.5 tuổi. Bệnh nhân được chia làm 4 nhóm theo độ tuổi: 23-29 tuổi, 30-33 tuổi, 34-36 tuổi và 37-43 tuổi.
Kết quả nghiên cứu:
Hiệu quả phôi học
- Tỷ lệ hình thành phôi nang: Nhìn chung tuổi mẹ có ảnh hưởng đến tỷ lệ hình thành phôi nang. Nhóm bệnh nhân 23-36 tuổi có tỷ lệ hình thành phôi nang cao nhất (59%). Tỷ lệ này ở nhóm 37-43 tuổi là 54% và thấp nhất là nhóm 41-43 tuổi (48%)
- Động học phát triển phôi nang: Tỷ lệ phôi phát triển thành phôi nang là 70% ở tất cả các độ tuổi. Tuy nhiên, ở nhóm AMA, độ nở rộng phôi nang bị chậm lại. Các phôi ngày 5 của nhóm AMA có xu hướng chậm phát triển, đa số là phôi nang sớm (early blastocyst), các phôi độ 4, độ 5 và độ 6 ít hơn.
- Hình thái TE và ICM: Không có mối liên quan giữa tuổi mẹ và hình thái TE và ICM. Tỷ lệ phôi tốt ngày 5 ở nhóm AMA tương tự các nhóm còn lại.
- Tỷ lệ phôi nang hữu dụng: Tỷ lệ phôi nang hữu dụng tương tự giữa nhóm AMA và nhóm bệnh nhân trẻ tuổi, dao động 68-71%. Khi chuyển phôi tươi, nhóm AMA có xu hướng chuyển hai phôi trong khi nhóm trẻ tuổi chỉ chuyển 1 phôi. Tỷ lệ phôi trữ lạnh ở nhóm AMA cũng thấp hơn đáng kể so với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi (36% so với 49-54%)
Hiệu quả lâm sàng: Tỷ lệ bệnh nhân có phôi để chuyển ở nhóm AMA tương tự nhóm bệnh nhân trẻ tuổi (83% so với 86%). Số phôi chuyển trung bình ở nhóm AMA cao hơn so với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi. Tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống và tỷ lệ làm tổ thấp hơn đang kể ở nhóm AMA. Tỷ lệ sẩy thai ở nhóm AMA cao hơn so với nhóm trẻ tuổi (23% so với 4%). Tuy nhiên tỷ lệ đa thai không có sự khác biệt.
Kết luận: Nhóm nghiên cứu đã chứng minh tuổi mẹ không ảnh hưởng đến tỷ lệ phát triển phôi ngày 5. Tuy nhiên, việc lựa chọn phôi thông qua nuôi phôi dài ngày không loại bỏ được các bất thường nhiễm sắc thể của phôi nang ở nhóm AMA, do đó có thể làm giảm hiệu quả lâm sàng trên nhóm này.
Nguồn: Sainte-Rose, R., Petit, C., Dijols, L., Frapsauce, C., & Guerif, F. (2021). Extended embryo culture is effective for patients of an advanced maternal age. Scientific Reports, 11(1), 1-9.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tổng quan các phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản ở nam giới - Ngày đăng: 15-02-2022
Mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân điều trị hiếm muộn trong đại dịch COVID-19 - Ngày đăng: 15-02-2022
Trẻ ra đời từ bảo tồn sinh sản bằng phương pháp đông lạnh mô buồng trứng kết hợp với IVM - Ngày đăng: 13-02-2022
Tính đồng nhất về kết quả phân tích nhiễm sắc thể giữa phôi nang chỉ sinh thiết các tế bào lá nuôi phôi (TE) so với thực hiện sinh thiết toàn bộ phôi nang - Ngày đăng: 13-02-2022
TỈ LỆ THÀNH CÔNG TRONG CHU KỲ IVF KÍCH TRỨNG TỐI THIỂU (MINI-IVF) CHỈ VỚI CLOMIPHENE CITRATE - Ngày đăng: 13-02-2022
Biến chứng ở mẹ và trẻ sơ sinh sau khi chuyển phôi nang đông lạnh ở phác đồ sử dụng liệu pháp hormone thay thế so với chu kỳ tự nhiên - Ngày đăng: 13-02-2022
Giá trị tiên lượng của chất lượng noãn trong kết cục của ART: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 13-02-2022
Tỷ lệ dị tật tim bẩm sinh trong thai kỳ sau hỗ trợ sinh sản: Một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 09-02-2022
Tâm lý bệnh nhân điều trị hiếm muộn bị gián đoạn hoặc trì hoãn do đại dịch COVID- 19 - Ngày đăng: 30-01-2022
Tác động của hla trong chất nhầy cổ tử cung tới chức năng của tinh trùng - Ngày đăng: 30-01-2022
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK