Tin tức
on Thursday 27-01-2022 12:22pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Vân Anh – IVF Vạn Hạnh
Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư trong vài thập kỷ qua giúp tăng đáng kể khả năng sống sót của bệnh nhân nam trẻ tuổi bị ung thư. Tuy nhiên, họ phải trải qua quá trình điều trị ung thư bằng các phương pháp hóa trị hay xạ trị tiềm ẩn những rủi ro với khả năng sinh sản. Một số nghiên cứu cho thấy chất lượng tinh trùng giảm ở bệnh nhân ung thư ngay cả trước khi bắt đầu điều trị. Sự suy giảm này do chính các khôi u ác tính gây ra, nhất là bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn. Ngoài ra, có các tác nhân khác trong điều trị ung thư gây hại cho quá trình sinh tinh. Thứ nhất, các chất alkyl hóa và cisplatin có độc tính sinh dục mạnh làm ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, ít nhất là tạm thời, thậm chí có thể gây vô tinh vĩnh viễn. Thứ hai, chiếu xạ với liều trên 4 Gy có thể gây khuyết tật tế bào mầm vĩnh viễn và 16 – 20 Gy có thể dẫn đến vô tinh không thể phục hồi. Thứ ba, phác đồ điều trị để ghép tế bào gốc tạo máu (hematopoietic stem cell – HSC) có độc tính cực kỳ cao với tuyến sinh dục do hóa trị liệu tích cực và chiếu xạ toàn bộ cơ thể. Cuối cùng, phẫu thuật tuyến sinh dục làm giảm khả năng sinh sản, nhất là phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.
Khả năng sinh sản của bệnh nhân nam ung thư là không thể đoán trước được. Do đó, bảo tồn khả năng sinh sản ở nam giới ung thư là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hiện nay, bảo quản lạnh tinh trùng là lựa chọn tiêu chuẩn để duy trì khả năng sinh sản ở nam giới. Các biến số ảnh hưởng như tuổi, thời điểm bảo quản, loại ung thư và tổng số tinh trùng được bảo quản lạnh đã được trình bày. Tuy nhiên, nhiều yếu tố vẫn còn chưa được nghiên cứu. Tỷ lệ sử dụng tinh trùng trữ lạnh vẫn rất thấp dưới 10% và tỷ lệ sinh sống tích lũy từ 35 – 80% ở các cặp vợ chồng sử dụng tinh trùng trữ cho kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART). Mặc dù dữ liệu về kết quả bảo quản lạnh tinh trùng ở bệnh nhân ung thư đã tồn tại nhưng các thông tin theo dõi dài hạn vẫn còn hạn chế và cần nghiên cứu thêm. Bên cạnh đó, kinh nghiệm và kết quả bảo quản lạnh từ những bệnh nhân ung thư trải qua các phương pháp điều trị gây tổn hại đến khả năng sinh sản hầu như không được báo cáo. Do đó, Lackamp và cộng sự (2021) đã phân tích việc sử dụng tinh trùng trữ lạnh lên kết quả ART và kết quả sinh sản tự nhiên sau khi điều trị ung thư, và kiểm tra những kết quả này có liên quan đến loại điều trị và khả năng gây độc tuyến sinh dục của chúng.
Phương pháp: Đối tượng nghiên cứu bao gồm tất cả bệnh nhân nam có bảo quản tinh trùng bằng phương pháp đông lạnh tại Đại học Y Berlin từ tháng 2 năm 1994 đến tháng 11 năm 2017. Tiêu chí nhận vào nghiên cứu là trên 18 tuổi, có sẵn cơ sở dữ liệu và địa chỉ liên hệ ở Đức. Tất cả bệnh nhân ung thư và không ung thư có chẩn đoán cần điều trị gây độc tuyến sinh dục đều được xem xét. Bệnh nhân đã chết hoặc không bảo quản lạnh tinh trùng thành công đều bị loại khỏi nghiên cứu. Một gói câu hỏi khảo sát dành riêng cho nghiên cứu được gửi đến địa chỉ nhà của bệnh nhân tham gia. Trong số 1089 bệnh nhân, có 774 bệnh nhân được xác nhận tham gia và có 111 bệnh nhân hoàn thành gói câu hỏi.
Kết quả: Tổng cộng có 99 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó 91 bệnh nhân (91,9%) bị ung thư và 8 bệnh nhân (8,1%) không bị ung thư. Các chẩn đoán thường gặp như ung thư tinh hoàn (29,3%), các khối u ác tính của mô bạch huyết và tạo máu (40,4%). Tất cả bệnh nhân không ung thư đều bị chẩn đoán mắc bệnh tự miễn. Tinh dịch đồ: Mật độ tinh trùng trung bình (37,9 triệu/ml), tổng di động (56%), di động tiến tới (47%) của những bệnh nhân bảo quản lạnh trước khi điều trị là bình thường. Trong 5 bệnh nhân lưu trữ sau khi hoàn thành một phần điều trị có mật độ là 20,5 triệu/ml, tổng di động là 38% và di động tiến tới là 32%. Bệnh nhân ung thư tinh hoàn có mật độ tinh trùng (18 triệu/ml) thấp hơn đáng kể so với bệnh nhân không ung thư tinh hoàn (54,2 triệu/ml). Kết quả điều trị: Tỷ lệ sử dụng tinh trùng trữ cho quy trình ART là 17,2% (17/99) và tỷ lệ mang thai tích lũy là 58,8%. Hầu hết bệnh nhân sử dụng tinh trùng trữ được điều trị bằng phương pháp có khả năng gây độc tuyến sinh dục cao (40%) hoặc trung bình (33,3%).
Bàn luận: Khảo sát tỷ lệ sử dụng tinh trùng trữ và kết quả điều trị ART trong 22 năm là một trong những nghiên cứu đầu tiên phân tích mối liên quan giữa các loại điều trị gây độc tuyến sinh dục và kết quả sinh sản. Mặc dù tỷ lệ sử dụng tinh trùng trong nghiên cứu cao hơn so với các nghiên cứu trước nhưng vẫn tương đối thấp. Ngược lại, tỷ lệ sinh sống tích lũy (58,8%) tương ứng với các phát hiện được báo cáo trước đây. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có những thiếu sót và hạn chế. Số lượng bệnh nhân bảo quản tinh trùng cao (1089 bệnh nhân) nhưng bệnh nhân tham gia khảo sát tương đối ít với tỷ lệ phản hồi chỉ 21,5%. Bên cạnh đó, các thông tin về đặc điểm tinh trùng sau khi điều trị, phương pháp ART và các bảng thông tin đều do bệnh nhân tự báo cáo mà chưa được xác thực trước đó.
Kết luận: Kết quả trong nghiên cứu này đã khẳng định tầm quan trọng của bảo quản lạnh tinh trùng nhằm mục đích bảo tồn khả năng sinh sản cho bệnh nhân nam điều trị ung thư. Hơn nữa, khả năng gây độc cho tuyến sinh dục của phương pháp điều trị cho bênh bệnh nhân ung thư có thể đại diện cho yếu tố dự đoán về việc sử dụng tinh trùng trữ lạnh và khuyến khích bệnh nhân lưu trữ tinh trùng.
Nguồn: Lackamp, N., Wilkemeyer, I., Jelas, I., và cộng sự (2021). Survey of Long-Term Experiences of Sperm Cryopreservation in Oncological and Non-Oncological Patients: Usage and Reproductive Outcomes of a Large Monocentric Cohort. Frontiers in oncology, 11, 772809.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sự biểu hiện của miRNA trên tế bào cumulus khi bổ sung LH vào phác đồ kích thích buồng trứng: một nghiên cứu sơ bộ - Ngày đăng: 25-01-2022
Môi trường chuyển phôi giàu axit hyaluronic trong chuyển phôi đông lạnh: một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng - Ngày đăng: 24-01-2022
Đặc tính và so sánh các loại dầu thương mại được sử dụng trong nuôi cấy phôi ở người - Ngày đăng: 20-08-2024
Đặc điểm của mô hình trí tuệ nhân tạo xếp loại phôi nang thông qua hình ảnh tĩnh - Ngày đăng: 24-01-2022
Đặc điểm của mô hình trí tuệ nhân tạo xếp loại phôi nang thông qua hình ảnh tĩnh - Ngày đăng: 24-01-2022
Sự khác biệt về cấu trúc các gene miễn dịch tăng khả năng sống sót của tinh trùng trong đường sinh sản nữ giới - Ngày đăng: 24-01-2022
Chất lượng phôi cải thiện trong khoảng thời gian phôi ngày 3 nuôi đến ngày 5: một yếu tố bổ sung để lựa chọn phôi nang - Ngày đăng: 24-01-2022
Mất cân bằng giới tính sau chuyển phôi nang có mối tương quan đến việc sử dụng kỹ thuật ICSI: một phân tích trên 14.892 chu kỳ chuyển đơn phôi - Ngày đăng: 24-01-2022
Hiệu quả của sự kết hợp các phương pháp bảo tồn sinh sản đến kết quả thai lâm sàng - Ngày đăng: 17-01-2022
Chuyển phôi nang giúp làm tăng tỷ lệ sinh sống tích luỹ, giảm thời gian và chi phí điều trị khi so sánh với chuyển phôi phân chia ở những chu kì xin noãn: Một nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên - Ngày đăng: 14-01-2022
Tiêu thụ thực phẩm giàu protein liên quan đến kết quả điều trị vô sinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 12-01-2022
Tác dụng của vacxin mRNA chống COVID-19 đối với nồng độ AMH huyết thanh ở phụ nữ - Ngày đăng: 12-01-2022
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK