Tin tức
on Sunday 13-02-2022 9:17pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Tăng Lê Thái Ngọc – IVFMD Tân Bình
Trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, chuyển phôi đơn được xem là cách tiếp cận hiệu quả nhất để giảm nguy cơ đa thai, giúp thai nhi được sinh ra đủ tháng và khỏe mạnh. Cùng với sự phát triển của các công nghệ bảo quản lạnh, đặc biệt là sự ra đời của phương pháp thủy tinh hóa, việc áp dụng chuyển phôi đông lạnh (Frozen embryo transfer - FET) ngày càng trở nên phổ biến. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng FET sau khi kích thích buồng trứng đã làm tăng tỉ lệ có thai do tránh được hiện tượng quá kích buồng trứng. Bên cạnh đó, việc chuyển phôi nang sẽ đem đến tỉ lệ mang thai và sinh con cao hơn đáng kể so với chuyển phôi giai đoạn phân chia.
Một nghiên cứu thử nghiệm được thực hiện trước đó đã gợi ý rằng chuyển đơn phôi nang đông lạnh sẽ cho tỉ lệ mang đơn thai tốt hơn khi so với chuyển phôi nang tươi ở những phụ nữ có tiên lượng tốt. Tuy nhiên, chuyển đơn phôi nang đông lạnh có liên quan đến nguy cơ tiền sản giật cao hơn. Ngoài ra, các tai biến sản khoa như rối loạn tăng huyết áp, nhau cài răng lược cũng được ghi nhận sau các chu kỳ FET. Nhiều nghiên cứu đã cố gắng xác định phác đồ tối ưu của FET để có được kết quả thai kỳ tốt hơn và tránh hoặc giảm các kết quả bất lợi về sản khoa và sơ sinh. Đối với các chu kỳ này, kết quả thành công thường có liên quan tới tương tác giữa phôi và nội mạc tử cung, vì vậy việc chuẩn bị nội mạc tử cung là một bước vô cùng quan trọng. Các phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung được sử dụng phổ biến nhất cho FET bao gồm liệu pháp hormone thay thế (Hormone replacement therapy - HRT) và chu kỳ tự nhiên (Natural cycle - NC). Kết quả từ các nghiên cứu phân tích tổng hợp và tổng quan hệ thống cho thấy không có bằng chứng đầy đủ nào chứng minh được tính ưu việt của phương pháp này so với phương pháp kia. Trong khi ở một số báo cáo, tỉ lệ rối loạn tăng huyết áp thai kỳ, băng huyết sau sinh, thai già tháng, thai to và mổ lấy thai được phát hiện trong chu kỳ HRT cao hơn trong các chu kỳ NC. Trong nghiên cứu này, một phân tích thứ cấp đã được thực hiện để đánh giá liệu phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung để chuyển đơn phôi nang đông lạnh có liên quan đến các tai biến sản khoa hay không.
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và phân tích thứ cấp được thực hiện ngẫu nhiên có đối chứng tại 21 trung tâm hỗ trợ sinh sản khác nhau ở Trung Quốc từ tháng 8/2016 đến tháng 6/2017. Có tổng 800 phụ nữ với chu kỳ kinh nguyệt đều đặn quyết định lựa chọn chuyển phôi đông lạnh đã được chuẩn bị nội mạc tử cung theo chu kỳ NC hoặc HRT. Đối với các chu kỳ NC, khi phát hiện thấy nang trứng trội và độ dày nội mạc tử cung đạt từ 7 mm trở lên, các nhà nghiên cứu tại mỗi trung tâm sẽ quyết định nên sử dụng hCG (Human chorionic gonadotropin) để khởi phát rụng trứng hay không. Sau khi chuyển phôi, hỗ trợ giai đoạn hoàng thể sẽ được bắt đầu sử dụng. Đối với chu kỳ HRT, nội mạc tử cung được chuẩn bị bằng estradiol valerate đường uống vào ngày 1-3 của chu kỳ kinh nguyệt. Sau đó gel progesterone đặt âm đạo và dydrogesterone được bổ sung khi độ dày nội mạc tử cung đạt từ 7 mm trở lên. Một phôi nang đông lạnh duy nhất được chuyển vào ngày thứ 5 sau khi bắt đầu sử dụng progesterone. Tất cả các thai kỳ đều được theo dõi kỹ càng cho đến khi sinh nở, tỉ lệ sinh sống và các biến chứng thai kỳ sau khi chuyển đơn phôi nang đông lạnh cũng đã được ghi nhận.
Kết quả nghiên cứu trên 513 bệnh nhân theo chu kỳ NC và 287 bệnh nhân theo chu kỳ HRT cho thấy:
Bài nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ các biến chứng ở mẹ và trẻ sơ sinh trong các phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung như sử dụng chu kỳ NC và chu kỳ HRT sau khi chuyển đơn phôi nang đông lạnh là tương đương nhau. Nghiên cứu này còn chỉ ra tỉ lệ trẻ sinh sống ở nhóm NC và chuyển phôi đông lạnh là tốt hơn khi so với nhóm HRT. Cuối cùng, việc chuyển đơn phôi nang đông lạnh trong chu kỳ NC có liên quan đến tỉ lệ sẩy thai sinh hóa thấp hơn so với việc sử dụng chu kỳ HRT.
Điểm mạnh của nghiên cứu này bao gồm cỡ mẫu tương đối lớn, nguồn dữ liệu đa trung tâm. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng khái quát hóa các kết quả thu được. Ngoài ra, việc thu thập dữ liệu về kết quả của mẹ và trẻ sơ sinh đã được tổng hợp một cách nhất quán và việc điều chỉnh cũng được thực hiện đối với một số yếu tố có thể gây nhiễu kết quả.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có những hạn chế do việc lựa chọn phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung không phải là ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, sự khác biệt về các đặc điểm cơ bản giữa hai phương pháp sẽ làm giảm khả năng so sánh. Ngoài ra, đây vẫn là một nghiên cứu trên những phụ nữ trẻ có tiên lượng tốt, do đó nên thận trọng khi tham khảo kết quả này cho những bệnh nhân lớn tuổi, đáp ứng buồng trứng kém hoặc có các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm thất bại nhiều lần trước đó. Cuối cùng, việc sử dụng hCG trong chu kỳ NC, thời gian bổ sung cả estrogen và progesterone, hoặc lựa chọn hỗ trợ hoàng thể có thể ảnh hưởng đến kết quả. Do đó, việc chuẩn bị nội mạc tử cung với chu kỳ HRT có đóng vai trò như một yếu tố bất lợi cho sự xuất hiện của sẩy thai sinh hóa hay không cần được nghiên cứu thêm.
Nguồn: Lin, J., Zhao, J., Hao, và cộng sự. Maternal and neonatal complications after natural vs. hormone replacement therapy cycle regimen for frozen single blastocyst transfer. Frontiers in Medicine. 2020; 7: 338.
Trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, chuyển phôi đơn được xem là cách tiếp cận hiệu quả nhất để giảm nguy cơ đa thai, giúp thai nhi được sinh ra đủ tháng và khỏe mạnh. Cùng với sự phát triển của các công nghệ bảo quản lạnh, đặc biệt là sự ra đời của phương pháp thủy tinh hóa, việc áp dụng chuyển phôi đông lạnh (Frozen embryo transfer - FET) ngày càng trở nên phổ biến. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng FET sau khi kích thích buồng trứng đã làm tăng tỉ lệ có thai do tránh được hiện tượng quá kích buồng trứng. Bên cạnh đó, việc chuyển phôi nang sẽ đem đến tỉ lệ mang thai và sinh con cao hơn đáng kể so với chuyển phôi giai đoạn phân chia.
Một nghiên cứu thử nghiệm được thực hiện trước đó đã gợi ý rằng chuyển đơn phôi nang đông lạnh sẽ cho tỉ lệ mang đơn thai tốt hơn khi so với chuyển phôi nang tươi ở những phụ nữ có tiên lượng tốt. Tuy nhiên, chuyển đơn phôi nang đông lạnh có liên quan đến nguy cơ tiền sản giật cao hơn. Ngoài ra, các tai biến sản khoa như rối loạn tăng huyết áp, nhau cài răng lược cũng được ghi nhận sau các chu kỳ FET. Nhiều nghiên cứu đã cố gắng xác định phác đồ tối ưu của FET để có được kết quả thai kỳ tốt hơn và tránh hoặc giảm các kết quả bất lợi về sản khoa và sơ sinh. Đối với các chu kỳ này, kết quả thành công thường có liên quan tới tương tác giữa phôi và nội mạc tử cung, vì vậy việc chuẩn bị nội mạc tử cung là một bước vô cùng quan trọng. Các phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung được sử dụng phổ biến nhất cho FET bao gồm liệu pháp hormone thay thế (Hormone replacement therapy - HRT) và chu kỳ tự nhiên (Natural cycle - NC). Kết quả từ các nghiên cứu phân tích tổng hợp và tổng quan hệ thống cho thấy không có bằng chứng đầy đủ nào chứng minh được tính ưu việt của phương pháp này so với phương pháp kia. Trong khi ở một số báo cáo, tỉ lệ rối loạn tăng huyết áp thai kỳ, băng huyết sau sinh, thai già tháng, thai to và mổ lấy thai được phát hiện trong chu kỳ HRT cao hơn trong các chu kỳ NC. Trong nghiên cứu này, một phân tích thứ cấp đã được thực hiện để đánh giá liệu phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung để chuyển đơn phôi nang đông lạnh có liên quan đến các tai biến sản khoa hay không.
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và phân tích thứ cấp được thực hiện ngẫu nhiên có đối chứng tại 21 trung tâm hỗ trợ sinh sản khác nhau ở Trung Quốc từ tháng 8/2016 đến tháng 6/2017. Có tổng 800 phụ nữ với chu kỳ kinh nguyệt đều đặn quyết định lựa chọn chuyển phôi đông lạnh đã được chuẩn bị nội mạc tử cung theo chu kỳ NC hoặc HRT. Đối với các chu kỳ NC, khi phát hiện thấy nang trứng trội và độ dày nội mạc tử cung đạt từ 7 mm trở lên, các nhà nghiên cứu tại mỗi trung tâm sẽ quyết định nên sử dụng hCG (Human chorionic gonadotropin) để khởi phát rụng trứng hay không. Sau khi chuyển phôi, hỗ trợ giai đoạn hoàng thể sẽ được bắt đầu sử dụng. Đối với chu kỳ HRT, nội mạc tử cung được chuẩn bị bằng estradiol valerate đường uống vào ngày 1-3 của chu kỳ kinh nguyệt. Sau đó gel progesterone đặt âm đạo và dydrogesterone được bổ sung khi độ dày nội mạc tử cung đạt từ 7 mm trở lên. Một phôi nang đông lạnh duy nhất được chuyển vào ngày thứ 5 sau khi bắt đầu sử dụng progesterone. Tất cả các thai kỳ đều được theo dõi kỹ càng cho đến khi sinh nở, tỉ lệ sinh sống và các biến chứng thai kỳ sau khi chuyển đơn phôi nang đông lạnh cũng đã được ghi nhận.
Kết quả nghiên cứu trên 513 bệnh nhân theo chu kỳ NC và 287 bệnh nhân theo chu kỳ HRT cho thấy:
- Đối với tỉ lệ các biến chứng ở mẹ và trẻ sơ sinh của chu kỳ NC và HRT như nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, sinh non, nhỏ so với tuổi thai và lớn so với tuổi thai, chu kỳ HRT vẫn không phải là một yếu tố nguy cơ đáng kể.
- Việc sử dụng chu kỳ NC để chuẩn bị nội mạc tử cung mang lại tổng tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn không đáng kể bao gồm cả sinh đơn và sinh đôi so với chu kỳ HRT (59,45 so với 50,17%, P = 0,011). Tỉ lệ thai đơn sinh sống trên mỗi phụ nữ cũng cao hơn trong các chu kỳ NC (57,50 so với 48,78%, P = 0,017), trong khi số ca sinh đôi trên mỗi phụ nữ là tương tự giữa hai phương pháp (P = 0,565). Tỉ lệ có thai lâm sàng (68,23 so với 58,89%, P= 0,008) và thai diễn tiến (62,18 so với 52,61%, P = 0,008) cao hơn đáng kể trong các chu kỳ NC.
- So với các nhóm NC, nhóm HRT có liên quan đến nguy cơ sẩy thai sinh hóa cao hơn (6,86 so với 18,18%, P <0,001).
Bài nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ các biến chứng ở mẹ và trẻ sơ sinh trong các phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung như sử dụng chu kỳ NC và chu kỳ HRT sau khi chuyển đơn phôi nang đông lạnh là tương đương nhau. Nghiên cứu này còn chỉ ra tỉ lệ trẻ sinh sống ở nhóm NC và chuyển phôi đông lạnh là tốt hơn khi so với nhóm HRT. Cuối cùng, việc chuyển đơn phôi nang đông lạnh trong chu kỳ NC có liên quan đến tỉ lệ sẩy thai sinh hóa thấp hơn so với việc sử dụng chu kỳ HRT.
Điểm mạnh của nghiên cứu này bao gồm cỡ mẫu tương đối lớn, nguồn dữ liệu đa trung tâm. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng khái quát hóa các kết quả thu được. Ngoài ra, việc thu thập dữ liệu về kết quả của mẹ và trẻ sơ sinh đã được tổng hợp một cách nhất quán và việc điều chỉnh cũng được thực hiện đối với một số yếu tố có thể gây nhiễu kết quả.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có những hạn chế do việc lựa chọn phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung không phải là ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, sự khác biệt về các đặc điểm cơ bản giữa hai phương pháp sẽ làm giảm khả năng so sánh. Ngoài ra, đây vẫn là một nghiên cứu trên những phụ nữ trẻ có tiên lượng tốt, do đó nên thận trọng khi tham khảo kết quả này cho những bệnh nhân lớn tuổi, đáp ứng buồng trứng kém hoặc có các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm thất bại nhiều lần trước đó. Cuối cùng, việc sử dụng hCG trong chu kỳ NC, thời gian bổ sung cả estrogen và progesterone, hoặc lựa chọn hỗ trợ hoàng thể có thể ảnh hưởng đến kết quả. Do đó, việc chuẩn bị nội mạc tử cung với chu kỳ HRT có đóng vai trò như một yếu tố bất lợi cho sự xuất hiện của sẩy thai sinh hóa hay không cần được nghiên cứu thêm.
Nguồn: Lin, J., Zhao, J., Hao, và cộng sự. Maternal and neonatal complications after natural vs. hormone replacement therapy cycle regimen for frozen single blastocyst transfer. Frontiers in Medicine. 2020; 7: 338.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Giá trị tiên lượng của chất lượng noãn trong kết cục của ART: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 13-02-2022
Tỷ lệ dị tật tim bẩm sinh trong thai kỳ sau hỗ trợ sinh sản: Một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 09-02-2022
Tâm lý bệnh nhân điều trị hiếm muộn bị gián đoạn hoặc trì hoãn do đại dịch COVID- 19 - Ngày đăng: 30-01-2022
Tác động của hla trong chất nhầy cổ tử cung tới chức năng của tinh trùng - Ngày đăng: 30-01-2022
Cấy ghép tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm cho bệnh nhân vô sinh do yếu tố tử cung bẩm sinh hoặc mắc phải: đánh giá kết quả ở 52 trường hợp đầu tiên - Ngày đăng: 30-01-2022
Khảo sát về kinh nghiệm bảo quản lạnh tinh trùng dài hạn ở bệnh nhân ung thư và không ung thư: Việc sử dụng và kết quả sinh sản của một đoàn hệ lớn đơn trung tâm - Ngày đăng: 27-01-2022
Sự biểu hiện của miRNA trên tế bào cumulus khi bổ sung LH vào phác đồ kích thích buồng trứng: một nghiên cứu sơ bộ - Ngày đăng: 25-01-2022
Môi trường chuyển phôi giàu axit hyaluronic trong chuyển phôi đông lạnh: một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng - Ngày đăng: 24-01-2022
Đặc tính và so sánh các loại dầu thương mại được sử dụng trong nuôi cấy phôi ở người - Ngày đăng: 20-08-2024
Đặc điểm của mô hình trí tuệ nhân tạo xếp loại phôi nang thông qua hình ảnh tĩnh - Ngày đăng: 24-01-2022
Đặc điểm của mô hình trí tuệ nhân tạo xếp loại phôi nang thông qua hình ảnh tĩnh - Ngày đăng: 24-01-2022
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK