Tin tức
on Tuesday 09-11-2021 8:31am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phan Thanh Chi – IVFMDTB
Giới thiệu
Zika là một loại virus lây truyền từ muỗi Aedes, trường hợp đầu tiên được phát hiện là trên khỉ đuôi dài Rhesus ở Uganda năm 1947. Virus Zika (ZIKV) đã gây ra dịch bệnh ở Nam Mỹ và từ đó tác động của chúng đối với sức khỏe sinh sản ngày càng được chú ý nhiều hơn. Đến tháng 2/2016, Tổ chức Y tế Thế giới công bố nhiễm ZIKV là Tình trạng khẩn cấp về Y tế Công cộng cần Quan tâm của Quốc tế, do đó cần huy động nguồn lực để tập trung vào việc tăng cường giám sát, phát triển các phương pháp chẩn đoán mới, tăng cường truyền thông và các biện pháp kiểm soát virus. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Pan American Health Organization (PAHO) và Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến 4/1/2018 tổng số ca mắc được báo cáo ở châu Mỹ là 585.451 ca đã chẩn đoán xác định và 223.477 ca nghi nhiễm, cùng với đó đã có 3.720 trường hợp mắc hội chứng Zika bẩm sinh đã được báo cáo ở châu Mỹ. Mục tiêu của bài viết này là cung cấp các thông tin về hội chứng Zika bẩm sinh, các con đường lây truyền của virus Zika, ảnh hưởng của nó đến sức khỏe sinh sản cũng như các khuyến cáo về kế hoạch mang thai và điều trị vô sinh.
Hội chứng Zika bẩm sinh
Hội chứng Zika bẩm sinh (Congenital Zika Syndrome - CZS) ghi nhận một hoặc nhiều đặc điểm bất thường ở thai nhi và trẻ sơ sinh như tật đầu nhỏ, bất thường não, giảm sản tiểu não, bất thường thể chai, chứng co cứng khớp và thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Tỷ lệ nhiễm Zika ở thai nhi và trẻ sơ sinh đã được báo cáo là từ 5% đến 40%. Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh phụ nữ nhiễm Zika trong giai đoạn mang thai có thể lây cho con với tỷ lệ 26% (76/291 trẻ sơ sinh). Trong số những trẻ sơ sinh có kết quả xét nghiệm dương tính với Zika, 45% không có dấu hiệu hoặc biến chứng khi sinh. Chậm phát triển ở giai đoạn 12-18 tháng được xác định ở khoảng 14% trẻ sau khi nhiễm Zika từ mẹ tuy nhiên kết quả của những nghiên cứu này bị hạn chế do theo dõi không đầy đủ.
Chẩn đoán CZS ở thai nhi dựa trên sự kết hợp của các triệu chứng lâm sàng ở người mẹ và xét nghiệm nhiễm Zika trong phòng thí nghiệm. Chọc dò ối sau đó thực hiện PCR là phương pháp được sử dụng để phát hiện RNA của virus Zika trong thai nhi. Vì các đặc điểm lâm sàng nhiễm Zika ở mẹ có thể nhẹ và không đặc hiệu, nên cần phải có thêm bằng chứng như phụ nữ hoặc bạn tình của họ sống hoặc đã đến vùng lưu hành Zika. Tuy nhiên, độ nhạy của xét nghiệm PCR, cũng như thời gian chọc ối vẫn chưa được thiết lập. Cũng có vẻ như không phải lúc nào Zika RNA cũng được phát hiện trong suốt thời gian mang thai. Có 6 trường hợp mà Zika RNA ban đầu được phát hiện trong dịch ối bằng xét nghiệm PCR, nhưng sau đó không được phát hiện khi chọc ối lặp lại ở 2/6 trường hợp.
Các đặc điểm siêu âm của CZS ban đầu có thể không rõ ràng và thường được phát hiện trong tam cá nguyệt thứ ba. Parra-Saavedra và các cộng sự báo cáo 17 trường hợp nhiễm Zika hoặc nghi ngờ nhiễm Zika ở mẹ trong ba tháng đầu (7–14 tuần) với thời gian trung bình từ thời điểm chẩn đoán đến thời điểm phát hiện tật đầu nhỏ là 18 tuần (khoảng 15–24 tuần). Đối với những trường hợp mang thai mà mẹ đã nhiễm Zika, thì nên siêu âm liên tục, tuy nhiên thời điểm giám sát tối ưu vẫn chưa rõ ràng. MRI có thể nhạy hơn trong việc phát hiện những thay đổi cấu trúc não, tuy nhiên thời điểm tối ưu cho MRI vẫn chưa được thiết lập. Trong trường hợp xét nghiệm không có RNA virus từ dịch ối, nhưng thai nhi có một hoặc nhiều đặc điểm bất thường thuộc hội chứng Zika bẩm sinh cùng khả năng phơi nhiễm ZIKV của người mẹ có thể chẩn đoán nghi ngờ CZS. Sau khi chẩn đoán CZS, cha mẹ nên được tư vấn về tác động của virus Zika đối với sức khỏe của trẻ. Hiện tại, không có biện pháp can thiệp điều trị trước sinh nào giúp cải thiện những thay đổi về thể chất hoặc di chứng lâu dài của CZS. Yêu cầu của cha mẹ về việc chấm dứt thai kỳ có thể được xem xét tuy nhiên cần tuân thủ luật pháp và hướng dẫn của địa phương. Thật không may, các đặc điểm siêu âm của CZS có thể không rõ ràng cho đến tam cá nguyệt thứ ba, khi việc chấm dứt thai kỳ có thể không thực hiện được ở nhiều khu vực pháp lý.
Các con đường lây truyền của virus Zika và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe sinh sản
ZIKV chủ yếu được lây truyền qua muỗi Aedes, tuy nhiên một số con đường lây truyền khác đã được báo cáo bao gồm lây truyền qua đường tình dục, truyền máu, vết cắn của động vật, sữa mẹ và dịch cơ thể. Mặc dù sự lây truyền qua các vectơ vẫn là phương thức lây truyền chính thế nhưng việc lây qua đường tình dục là điều quan trọng cần cân nhắc đối với các cặp vợ chồng đang có kế hoạch mang thai. Vào năm 2017, một đánh giá có hệ thống trên 18 nghiên cứu cho thấy sự lây truyền ZIKV từ người sang người qua đường tình dục bao gồm lây truyền từ nam sang nữ, từ nam sang nam và từ nữ sang nam. Sự lây truyền đã được báo cáo khi hoạt động tình dục xảy ra trước, trong và sau khi khởi phát triệu chứng bệnh. Vẫn chưa rõ liệu có sự khác biệt đáng kể về nguy cơ lây truyền và mức độ nghiêm trọng của bệnh hay không.
Trong 21 nghiên cứu báo cáo về ZIKV, hầu hết đều cho thấy có sự xuất hiện của ZIKV trong chất tiết sinh dục nam (tinh dịch và tinh tương). Thời gian ZIKV hiện diện trong tinh dịch lên đến 188 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Nghiên cứu của Arsuaga và cộng sự (2016) lại cho rằng thời gian lâu nhất mà virus tồn tại trong tinh dịch là 69 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Trong bài tổng quan hệ thống của Moreira và cộng sự (2017), tất cả các nghiên cứu nhắm tới mục tiêu làm sáng tỏ thời gian phát hiện ZIKV từ các khoang khác nhau của cơ thể, kết quả cho thấy thời gian đào thải virus trong nước tiểu, huyết thanh, nước bọt và dịch não tủy ngắn hơn nhiều so với các mẫu ở đường sinh dục. Liên quan đến đường sinh dục nữ, sự xuất hiện của ZIKV ngắn hơn nhiều, vào khoảng 31 ngày sau khi bắt đầu các triệu chứng. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy ZIKV có thể tồn tại rất lâu trong tinh dịch từ 186 đến 281 ngày. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc đào thải ZIKV thông qua đường sinh dục bao gồm tuổi cao và tần suất xuất tinh ít. Bên cạnh đó, tác động của ZIKV đến tinh hoàn và chức năng sinh sản vẫn chưa được xác định. Một số nghiên cứu cho thấy có tình trạng viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt ở những bệnh nhân mắc ZIKV. Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật cho thấy có tình trạng tổn thương tinh hoàn kéo dài sau khi nhiễm ZIKV. Vào năm 2017, Joguet và cộng sự đã báo cáo những thay đổi đối với tinh trùng và chức năng tinh hoàn ở nam giới bị nhiễm virus Zika. Trong nghiên cứu này, 15 người đàn ông được theo dõi sau khi nhiễm ZIKV cấp tính. Sau 120 ngày, khả năng sản xuất tinh trùng có sự phục hồi thể hiện qua số lượng và hình dạng tinh trùng.
Khuyến cáo cho kế hoạch mang thai và điều trị vô sinh
Các bằng chứng cho đến hiện tại cho thấy ZIKV không lây nhiễm sang noãn, hợp tử hoặc phôi dâu. Khuyến nghị hiện tại do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đưa ra nêu bật tầm quan trọng của việc bảo vệ bản thân khỏi bị muỗi đốt bằng cách sử dụng chất xua đuổi côn trùng, bảo vệ da và chống muỗi trong nhà (nếu cư trú trong khu vực dịch bệnh). Nguyên tắc này áp dụng cho những cá nhân đi du lịch đến các quốc gia bị nhiễm Zika và đang có kế hoạch mang thai. Một khi đã mang thai, nên sử dụng các phương pháp bảo vệ bản thân khỏi lây nhiễm Zika khi quan hệ tình dục bao gồm sử dụng bao cao su hoặc tránh quan hệ tình dục trong suốt thời gian mang thai.
Năm 2018, CDC đã xuất bản hướng dẫn tạm thời cập nhật về tư vấn trước khi quyết định có con và phòng ngừa lây truyền ZIKV qua đường tình dục cho nam giới có khả năng phơi nhiễm ZIKV. Hướng dẫn đã thay đổi khuyến nghị trì hoãn thời gian có con từ sáu tháng xuống ba tháng. Điều này dựa trên bằng chứng mới gần đây cho thấy sau hơn 90 ngày kể từ khi phát bệnh, chỉ có < 7% nam giới phát hiện ZIKV RNA trong tinh dịch, thời gian trung bình ZIKV RNA biến mất là 54 ngày. Khi phụ nữ du lịch một mình đến khu vực có nguy cơ nhiễm Zika, các khuyến cáo hiện tại đề nghị thời gian trì hoãn trước khi thụ thai là hai tháng. Trường hợp cả nam và nữ đi du lịch đến khu vực mà họ có thể bị nhiễm Zika, nên cân nhắc sử dụng bao cao su hoặc tránh quan hệ tình dục trong ít nhất ba tháng sau khi rời khỏi khu vực lưu hành Zika.
Các xét nghiệm chẩn đoán ZIKV có thể thông qua phương pháp phân tử hoặc huyết thanh. Xét nghiệm phân tử để chẩn đoán nhiễm bệnh được thực hiện ở những người có thể đã tiếp xúc với Zika qua đường tình dục, người có các triệu chứng nhiễm ZIKV, phụ nữ mang thai có các triệu chứng nhiễm Zika và gần đây đã tiếp xúc với ZIKV hoặc đối với những phụ nữ mang thai không có triệu chứng nhưng có tiếp xúc với ZIKV. Xét nghiệm phân tử để xác định nhiễm Zika là xét nghiệm axit nucleic (NAT) tìm RNA trong máu hoặc nước tiểu. Thời gian nhiễm virus trong máu ngắn nên có thể xuất hiện kết quả âm tính giả. Mặc dù xét nghiệm phân tử đã được sử dụng trên các mẫu tinh dịch trong môi trường nghiên cứu nhưng phương pháp này vẫn chưa được khuyến nghị để xác định nguy cơ tiềm ẩn lây truyền ZIKV qua đường tình dục. Ngược lại, các xét nghiệm huyết thanh liên quan đến xét nghiệm kháng thể IgG và IgM. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm kháng thể được thực hiện quá sớm, nó có thể cho kết quả âm tính giả vì thời điểm không chính xác. Bên cạnh đó, giống như với nhiều xét nghiệm huyết thanh cho các bệnh truyền nhiễm khác, kháng thể IgM có thể tồn tại trong nhiều tháng đến nhiều năm. Xét nghiệm huyết thanh để xác định nhiễm Zika cũng phức tạp do phản ứng chéo với các virus thuộc họ Flavivirus khác như virus Dengue. Trong trường hợp này, có thể cần phải kiểm tra thêm bằng các xét nghiệm trung hòa mảng bám (PRNT) để đo các kháng thể trung hòa virus.
Kết luận
Mặc dù việc lây nhiễm ZIKV ở người và lây truyền qua đường tình dục đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ trước, nhưng phải đến khi bùng phát vào năm 2015, các tác động tiềm tàng đối với thai nhi mới bắt đầu được công nhận. Kể từ đó, các triệu chứng của hội chứng ZIKA bẩm sinh, hầu hết liên quan đến thần kinh đã được thiết lập. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của virus ZIKA ngày càng tăng, giúp cung cấp thêm nhiều thông tin tư vấn cho các cặp vợ chồng mang thai hoặc có dự định mang thai về những bất lợi có thể xuất hiện trong thai kỳ.
Nguồn: Michelle L. Giles and Stephen Cole. Zika Virus Infection and Implications for Reproduction. Fertility & Reproduction. Vol. 01, No. 01, pp. 7-10 (2019). https://doi.org/10.1142/S2661318219300010
Giới thiệu
Zika là một loại virus lây truyền từ muỗi Aedes, trường hợp đầu tiên được phát hiện là trên khỉ đuôi dài Rhesus ở Uganda năm 1947. Virus Zika (ZIKV) đã gây ra dịch bệnh ở Nam Mỹ và từ đó tác động của chúng đối với sức khỏe sinh sản ngày càng được chú ý nhiều hơn. Đến tháng 2/2016, Tổ chức Y tế Thế giới công bố nhiễm ZIKV là Tình trạng khẩn cấp về Y tế Công cộng cần Quan tâm của Quốc tế, do đó cần huy động nguồn lực để tập trung vào việc tăng cường giám sát, phát triển các phương pháp chẩn đoán mới, tăng cường truyền thông và các biện pháp kiểm soát virus. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Pan American Health Organization (PAHO) và Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến 4/1/2018 tổng số ca mắc được báo cáo ở châu Mỹ là 585.451 ca đã chẩn đoán xác định và 223.477 ca nghi nhiễm, cùng với đó đã có 3.720 trường hợp mắc hội chứng Zika bẩm sinh đã được báo cáo ở châu Mỹ. Mục tiêu của bài viết này là cung cấp các thông tin về hội chứng Zika bẩm sinh, các con đường lây truyền của virus Zika, ảnh hưởng của nó đến sức khỏe sinh sản cũng như các khuyến cáo về kế hoạch mang thai và điều trị vô sinh.
Hội chứng Zika bẩm sinh
Hội chứng Zika bẩm sinh (Congenital Zika Syndrome - CZS) ghi nhận một hoặc nhiều đặc điểm bất thường ở thai nhi và trẻ sơ sinh như tật đầu nhỏ, bất thường não, giảm sản tiểu não, bất thường thể chai, chứng co cứng khớp và thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Tỷ lệ nhiễm Zika ở thai nhi và trẻ sơ sinh đã được báo cáo là từ 5% đến 40%. Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh phụ nữ nhiễm Zika trong giai đoạn mang thai có thể lây cho con với tỷ lệ 26% (76/291 trẻ sơ sinh). Trong số những trẻ sơ sinh có kết quả xét nghiệm dương tính với Zika, 45% không có dấu hiệu hoặc biến chứng khi sinh. Chậm phát triển ở giai đoạn 12-18 tháng được xác định ở khoảng 14% trẻ sau khi nhiễm Zika từ mẹ tuy nhiên kết quả của những nghiên cứu này bị hạn chế do theo dõi không đầy đủ.
Chẩn đoán CZS ở thai nhi dựa trên sự kết hợp của các triệu chứng lâm sàng ở người mẹ và xét nghiệm nhiễm Zika trong phòng thí nghiệm. Chọc dò ối sau đó thực hiện PCR là phương pháp được sử dụng để phát hiện RNA của virus Zika trong thai nhi. Vì các đặc điểm lâm sàng nhiễm Zika ở mẹ có thể nhẹ và không đặc hiệu, nên cần phải có thêm bằng chứng như phụ nữ hoặc bạn tình của họ sống hoặc đã đến vùng lưu hành Zika. Tuy nhiên, độ nhạy của xét nghiệm PCR, cũng như thời gian chọc ối vẫn chưa được thiết lập. Cũng có vẻ như không phải lúc nào Zika RNA cũng được phát hiện trong suốt thời gian mang thai. Có 6 trường hợp mà Zika RNA ban đầu được phát hiện trong dịch ối bằng xét nghiệm PCR, nhưng sau đó không được phát hiện khi chọc ối lặp lại ở 2/6 trường hợp.
Các đặc điểm siêu âm của CZS ban đầu có thể không rõ ràng và thường được phát hiện trong tam cá nguyệt thứ ba. Parra-Saavedra và các cộng sự báo cáo 17 trường hợp nhiễm Zika hoặc nghi ngờ nhiễm Zika ở mẹ trong ba tháng đầu (7–14 tuần) với thời gian trung bình từ thời điểm chẩn đoán đến thời điểm phát hiện tật đầu nhỏ là 18 tuần (khoảng 15–24 tuần). Đối với những trường hợp mang thai mà mẹ đã nhiễm Zika, thì nên siêu âm liên tục, tuy nhiên thời điểm giám sát tối ưu vẫn chưa rõ ràng. MRI có thể nhạy hơn trong việc phát hiện những thay đổi cấu trúc não, tuy nhiên thời điểm tối ưu cho MRI vẫn chưa được thiết lập. Trong trường hợp xét nghiệm không có RNA virus từ dịch ối, nhưng thai nhi có một hoặc nhiều đặc điểm bất thường thuộc hội chứng Zika bẩm sinh cùng khả năng phơi nhiễm ZIKV của người mẹ có thể chẩn đoán nghi ngờ CZS. Sau khi chẩn đoán CZS, cha mẹ nên được tư vấn về tác động của virus Zika đối với sức khỏe của trẻ. Hiện tại, không có biện pháp can thiệp điều trị trước sinh nào giúp cải thiện những thay đổi về thể chất hoặc di chứng lâu dài của CZS. Yêu cầu của cha mẹ về việc chấm dứt thai kỳ có thể được xem xét tuy nhiên cần tuân thủ luật pháp và hướng dẫn của địa phương. Thật không may, các đặc điểm siêu âm của CZS có thể không rõ ràng cho đến tam cá nguyệt thứ ba, khi việc chấm dứt thai kỳ có thể không thực hiện được ở nhiều khu vực pháp lý.
Các con đường lây truyền của virus Zika và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe sinh sản
ZIKV chủ yếu được lây truyền qua muỗi Aedes, tuy nhiên một số con đường lây truyền khác đã được báo cáo bao gồm lây truyền qua đường tình dục, truyền máu, vết cắn của động vật, sữa mẹ và dịch cơ thể. Mặc dù sự lây truyền qua các vectơ vẫn là phương thức lây truyền chính thế nhưng việc lây qua đường tình dục là điều quan trọng cần cân nhắc đối với các cặp vợ chồng đang có kế hoạch mang thai. Vào năm 2017, một đánh giá có hệ thống trên 18 nghiên cứu cho thấy sự lây truyền ZIKV từ người sang người qua đường tình dục bao gồm lây truyền từ nam sang nữ, từ nam sang nam và từ nữ sang nam. Sự lây truyền đã được báo cáo khi hoạt động tình dục xảy ra trước, trong và sau khi khởi phát triệu chứng bệnh. Vẫn chưa rõ liệu có sự khác biệt đáng kể về nguy cơ lây truyền và mức độ nghiêm trọng của bệnh hay không.
Trong 21 nghiên cứu báo cáo về ZIKV, hầu hết đều cho thấy có sự xuất hiện của ZIKV trong chất tiết sinh dục nam (tinh dịch và tinh tương). Thời gian ZIKV hiện diện trong tinh dịch lên đến 188 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Nghiên cứu của Arsuaga và cộng sự (2016) lại cho rằng thời gian lâu nhất mà virus tồn tại trong tinh dịch là 69 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Trong bài tổng quan hệ thống của Moreira và cộng sự (2017), tất cả các nghiên cứu nhắm tới mục tiêu làm sáng tỏ thời gian phát hiện ZIKV từ các khoang khác nhau của cơ thể, kết quả cho thấy thời gian đào thải virus trong nước tiểu, huyết thanh, nước bọt và dịch não tủy ngắn hơn nhiều so với các mẫu ở đường sinh dục. Liên quan đến đường sinh dục nữ, sự xuất hiện của ZIKV ngắn hơn nhiều, vào khoảng 31 ngày sau khi bắt đầu các triệu chứng. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy ZIKV có thể tồn tại rất lâu trong tinh dịch từ 186 đến 281 ngày. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc đào thải ZIKV thông qua đường sinh dục bao gồm tuổi cao và tần suất xuất tinh ít. Bên cạnh đó, tác động của ZIKV đến tinh hoàn và chức năng sinh sản vẫn chưa được xác định. Một số nghiên cứu cho thấy có tình trạng viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt ở những bệnh nhân mắc ZIKV. Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật cho thấy có tình trạng tổn thương tinh hoàn kéo dài sau khi nhiễm ZIKV. Vào năm 2017, Joguet và cộng sự đã báo cáo những thay đổi đối với tinh trùng và chức năng tinh hoàn ở nam giới bị nhiễm virus Zika. Trong nghiên cứu này, 15 người đàn ông được theo dõi sau khi nhiễm ZIKV cấp tính. Sau 120 ngày, khả năng sản xuất tinh trùng có sự phục hồi thể hiện qua số lượng và hình dạng tinh trùng.
Khuyến cáo cho kế hoạch mang thai và điều trị vô sinh
Các bằng chứng cho đến hiện tại cho thấy ZIKV không lây nhiễm sang noãn, hợp tử hoặc phôi dâu. Khuyến nghị hiện tại do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đưa ra nêu bật tầm quan trọng của việc bảo vệ bản thân khỏi bị muỗi đốt bằng cách sử dụng chất xua đuổi côn trùng, bảo vệ da và chống muỗi trong nhà (nếu cư trú trong khu vực dịch bệnh). Nguyên tắc này áp dụng cho những cá nhân đi du lịch đến các quốc gia bị nhiễm Zika và đang có kế hoạch mang thai. Một khi đã mang thai, nên sử dụng các phương pháp bảo vệ bản thân khỏi lây nhiễm Zika khi quan hệ tình dục bao gồm sử dụng bao cao su hoặc tránh quan hệ tình dục trong suốt thời gian mang thai.
Năm 2018, CDC đã xuất bản hướng dẫn tạm thời cập nhật về tư vấn trước khi quyết định có con và phòng ngừa lây truyền ZIKV qua đường tình dục cho nam giới có khả năng phơi nhiễm ZIKV. Hướng dẫn đã thay đổi khuyến nghị trì hoãn thời gian có con từ sáu tháng xuống ba tháng. Điều này dựa trên bằng chứng mới gần đây cho thấy sau hơn 90 ngày kể từ khi phát bệnh, chỉ có < 7% nam giới phát hiện ZIKV RNA trong tinh dịch, thời gian trung bình ZIKV RNA biến mất là 54 ngày. Khi phụ nữ du lịch một mình đến khu vực có nguy cơ nhiễm Zika, các khuyến cáo hiện tại đề nghị thời gian trì hoãn trước khi thụ thai là hai tháng. Trường hợp cả nam và nữ đi du lịch đến khu vực mà họ có thể bị nhiễm Zika, nên cân nhắc sử dụng bao cao su hoặc tránh quan hệ tình dục trong ít nhất ba tháng sau khi rời khỏi khu vực lưu hành Zika.
Các xét nghiệm chẩn đoán ZIKV có thể thông qua phương pháp phân tử hoặc huyết thanh. Xét nghiệm phân tử để chẩn đoán nhiễm bệnh được thực hiện ở những người có thể đã tiếp xúc với Zika qua đường tình dục, người có các triệu chứng nhiễm ZIKV, phụ nữ mang thai có các triệu chứng nhiễm Zika và gần đây đã tiếp xúc với ZIKV hoặc đối với những phụ nữ mang thai không có triệu chứng nhưng có tiếp xúc với ZIKV. Xét nghiệm phân tử để xác định nhiễm Zika là xét nghiệm axit nucleic (NAT) tìm RNA trong máu hoặc nước tiểu. Thời gian nhiễm virus trong máu ngắn nên có thể xuất hiện kết quả âm tính giả. Mặc dù xét nghiệm phân tử đã được sử dụng trên các mẫu tinh dịch trong môi trường nghiên cứu nhưng phương pháp này vẫn chưa được khuyến nghị để xác định nguy cơ tiềm ẩn lây truyền ZIKV qua đường tình dục. Ngược lại, các xét nghiệm huyết thanh liên quan đến xét nghiệm kháng thể IgG và IgM. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm kháng thể được thực hiện quá sớm, nó có thể cho kết quả âm tính giả vì thời điểm không chính xác. Bên cạnh đó, giống như với nhiều xét nghiệm huyết thanh cho các bệnh truyền nhiễm khác, kháng thể IgM có thể tồn tại trong nhiều tháng đến nhiều năm. Xét nghiệm huyết thanh để xác định nhiễm Zika cũng phức tạp do phản ứng chéo với các virus thuộc họ Flavivirus khác như virus Dengue. Trong trường hợp này, có thể cần phải kiểm tra thêm bằng các xét nghiệm trung hòa mảng bám (PRNT) để đo các kháng thể trung hòa virus.
Kết luận
Mặc dù việc lây nhiễm ZIKV ở người và lây truyền qua đường tình dục đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ trước, nhưng phải đến khi bùng phát vào năm 2015, các tác động tiềm tàng đối với thai nhi mới bắt đầu được công nhận. Kể từ đó, các triệu chứng của hội chứng ZIKA bẩm sinh, hầu hết liên quan đến thần kinh đã được thiết lập. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của virus ZIKA ngày càng tăng, giúp cung cấp thêm nhiều thông tin tư vấn cho các cặp vợ chồng mang thai hoặc có dự định mang thai về những bất lợi có thể xuất hiện trong thai kỳ.
Nguồn: Michelle L. Giles and Stephen Cole. Zika Virus Infection and Implications for Reproduction. Fertility & Reproduction. Vol. 01, No. 01, pp. 7-10 (2019). https://doi.org/10.1142/S2661318219300010
Các tin khác cùng chuyên mục:
CÁC BIẾN THỂ ĐỒNG HỢP LẶN TRÊN GENE PANX1 GÂY RA TÌNH TRẠNG THOÁI HOÁ NOÃN VÀ VÔ SINH Ở NỮ GIỚI - Ngày đăng: 08-11-2021
Tác dụng cải thiện của axit ellagic đến sức sống, khả năng di động và chất lượng DNA trong tinh trùng người - Ngày đăng: 06-11-2021
Mối tương quan giữa virus HPV trong tinh dịch và suy giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới vô sinh - Ngày đăng: 06-11-2021
Khoảng tham chiếu và giá trị ngưỡng của inhibin B huyết thanh trong dự đoán khả năng thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn và mào tinh: Một nghiên cứu cắt ngang trên 30.613 đàn ông Trung Quốc - Ngày đăng: 04-11-2021
Tối ưu hoá thời điểm kiểm tra thụ tinh khi nuôi cấy trong tủ cấy thường dựa trên dữ liệu thu nhận từ 78.348 phôi quan sát bằng hệ thống time - lapse - Ngày đăng: 04-11-2021
Tối ưu hoá thời điểm kiểm tra thụ tinh khi nuôi cấy trong tủ cấy thường dựa trên dữ liệu thu nhận từ 78.348 phôi quan sát bằng hệ thống time - lapse - Ngày đăng: 04-11-2021
Mối tương quan giữa vitamin D, inhibin B, và các chỉ số tinh tương ở nam vô sinh Iraq - Ngày đăng: 04-11-2021
Tương quan giữa trào ngược tinh dịch và tỷ lệ mang thai trong IUI - Ngày đăng: 04-11-2021
Thủy tinh hóa noãn ảnh hưởng tiêu cực lên khả năng giải phóng Ca2+ và khả năng hoạt hóa noãn ở noãn chuột nhưng cung cấp thông tin hữu ích cho mục đích điều trị - Ngày đăng: 04-11-2021
Chuẩn bị tinh trùng trước đông lạnh có tốt hơn sau đông lạnh không? - Ngày đăng: 04-11-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK