Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 13-08-2020 2:38pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương


Hiện nay, đông lạnh tinh trùng là kỹ thuật duy nhất nhằm bảo quản tinh trùng để sử dụng trong công nghệ hỗ trợ sinh sản. Một số nghiên cứu cho thấy đông lạnh ảnh hưởng đến độ di động (Smith & Steinberger, 1973), tỷ lệ sống (Nijs & Ombelet, 2001) và ảnh hưởng đến cấu trúc ti thể và màng tế bào, dẫn đến các tác động bất lợi lên chức năng của tinh trùng (Paoli, 2014). Tuy nhiên, ảnh hưởng của đông lạnh đối với tính toàn vẹn DNA của tinh trùng là không rõ ràng. Một số nghiên cứu cho thấy đông lạnh không ảnh hưởng đến nhiễm sắc chất tinh trùng được đo bằng phương pháp SCSA (Evenson & Jost, 2000). Tuy nhiên, các nghiên cứu khác sử dụng xét nghiệm TUNEL (De Paula, 2006) hoặc xét nghiệm COMET (Donnelly, 2001) cho rằng quá trình đông lạnh gây ra sự tăng phân mảnh DNA tinh trùng. Những kết quả trái ngược này có thể do việc sử dụng các phương pháp đông lạnh-rã đông, phương pháp lưu trữ và chất bảo quản lạnh tinh trùng khác nhau. Do đó, nghiên cứu tiến hành xác định ảnh hưởng của các phương pháp đông lạnh khác nhau lên tính toàn vẹn DNA tinh trùng và cấu trúc nhiễm sắc chất tinh trùng được đánh giá bằng hai xét nghiệm: SCSA và TUNEL. Nghiên cứu tiến hành trên các mẫu tinh dịch của nam giới Normozoospermic (N), oligoasthenoteratozoospermic (OAT) và teratozoospermic (T).

Mẫu tinh dịch thu được từ 3 nhóm N (9 bệnh nhân), OAT (9 bệnh nhân) và T (9 bệnh nhân) được xử lý theo 4 cách (1) đông lạnh trực tiếp ở  -80°C; (2) pha loãng trong môi trường “Sperm Maintenance Medium”, làm lạnh trong 30 phút ở 4°C và đông lạnh ở -80°C; (3) pha loãng trong môi trường “Sperm Maintenance Medium”; hoặc (4) trong SpermFreeze. Mẫu trong phương pháp (3) và (4) sau đó được đặt lơ lửng trong hơi nitơ lỏng trong 30 phút và sau đó thả vào nitơ lỏng. Sau ít nhất hai tháng lưu trữ, các mẫu được rã đông ở nhiệt độ phòng, sau đó được phân tích về độ di động, tỷ lệ sống, thực hiện xét nghiệm TUNEL và SCSA.

Kết quả cho thấy độ di động tiến tới và tỷ lệ sống của tinh trùng giảm sau khi rã đông. Chỉ số của xét nghiệm TUNEL tăng đáng kể trong tất cả các mẫu sau đông lạnh trong khi không có sự thay đổi đáng kể về chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI) từ SCSA. Bên cạnh đó, không có sự thay đổi về tỷ lệ HDS trong các mẫu Normozoospermic; tuy nhiên, nó đã tăng đáng kể trong tất cả các phương pháp trong mẫu oligoasthenoteratozoospermic và trong các phương pháp (2) - (4) trong các mẫu teratozoospermic. Ngoài ra, chỉ số DFI và TUNEL tương quan đáng kể với nhau và tương quan nghịch với độ di động, tỷ lệ sống và hình dạng của tinh trùng.

Nghiên cứu cho thấy đông lạnh tinh trùng dường như có ảnh hưởng đối với tính toàn vẹn của DNA và HDS. Tuy nhiên, chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI) không bị ảnh hưởng trong quá trình đông lạnh theo các phương pháp lưu trữ khác nhau. Nghiên cứu đã cung cấp thông tin cho bác sĩ lâm sàng nhằm đánh giá ảnh hưởng cũng như cân nhắc lựa chọn sử dụng tinh trùng đông lạnh trong hỗ trợ sinh sản.

Nguồn: M. F. Lusignan (2018), “Effects of different cryopreservation methods on DNA integrity and sperm chromatin quality in men”, American Society of Andrology and European Academy of Andrology, doi: 10.1111/andr.12529.
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK