Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 12-08-2020 11:32am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Phạm Ngọc Đan Thanh – IVFAS
 
Trong điều trị hiếm muộn, lựa chọn phôi chuyển là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến sự thành công của chu kỳ điều trị. Một số trung tâm tin rằng, chuyển đơn phôi loại tốt có thể đảm bảo tỉ lệ thành công và giảm nguy cơ đa thai. Một số trường phái khác lại cho rằng, chuyển kèm một phôi loại kém cùng một phôi loại tốt sẽ giúp tối đa hoá tỉ lệ có thai và giảm nguy cơ đa thai cho bệnh nhân.
 
Hiện nay, giả thuyết cho sự làm tổ của phôi dựa vào 3 yếu tố chính: tiềm năng của phôi để khởi phát quá trình xâm nhập vào nội mạc tử cung, nội mạc tử cung có độ dày phù hợp cùng sự thay đổi trên bề mặt phù hợp để phôi bám vào và cuối cùng, sự tương tác giữa phôi và nội mạc tử cung. Một số giả thuyết cho rằng, khi phôi mang bộ gene bất thường sẽ gửi tín hiệu đến nội mạc tử cung. Sự tương tác đó khiến nội mạc tử cung có những biến đổi khiến phôi không thể xâm nhập và làm tổ được, từ đó bảo vệ người mẹ khỏi việc sẩy thai hoặc các biến chứng thai kỳ khác nếu đó là phôi bất thường (Brosens JJ và cs., 2014; Macklon NS và cs., 2014). Mặc dù vậy, cơ chế này gây ra những bất lợi đối với những người vô sinh hoặc có tiền sử thất bại làm tổ nhiều lần. Theo Macklon N và cs., (2017), việc thực hiện chuyển một phôi chất lượng kém cùng một phôi chất lượng tốt có thể gửi tín hiệu báo động bất thường ở phôi được chuyển tới nội mạc tử cung, gây ra thay đổi ở nội mạc tử cung và giảm khả năng có thai.
 
Năm 2017, nhóm Wintner và cs. đã tiến hành hồi cứu dữ liệu từ 603 phụ nữ điều trị IVF, các đối tượng được chia thành 3 nhóm: nhóm chuyển 2 phôi gồm 1 phôi loại tốt và 1 phôi loại kém (P+G). Nhóm đối chứng 1 chuyển 2 phôi loại tốt (G+G) và nhóm đối chứng 2 là chuyển 1 phôi loại tốt (G).
Kết quả cho thấy tỉ lệ trẻ sinh sống ở nhóm (G+P) (27,2%) thấp nhất trong ba nhóm, so với nhóm (G+G) (33,7%) và nhóm (G) (30,8%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,03). Tương tự, tỉ lệ làm tổ ở nhóm (G+P) (21,8%) thấp hơn so với nhóm (G+G) (25,4%) và nhóm (G) (33,9%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,022). Tỉ lệ thai lâm sàng ở (G+P) (33,3%) bằng nhóm (G) (33,3%), và thấp hơn nhóm (G+G) (39,3%), sự khác biệt không có ý nghĩa (p=0,39). Tỉ lệ sẩy thai là như nhau giữa 3 nhóm (Bảng 1).
  
Bảng 1. Tỉ lệ làm tổ và có thai giữa các nhóm (G+P), nhóm (G+G) và nhóm (G)
 
  Nhóm 1
(G+P)
N=180
Nhóm đối chứng 1 (G+G)
N=303
Nhóm đối chứng 2
(G)
N=120
Giá trị p
Tỉ lệ làm tổ (%) 21,8 25,4 33,9 0,022
Tỉ lệ thai lâm sàng:
bệnh nhân (%)
60(33,3) 119(39,3) 40(33,3) 0,32
Tỉ lệ trẻ sinh sống:
bệnh nhân (%)
49(27,2) 102(33,7) 37(30,8) 0,39
Tỉ lệ sẩy thai:
bệnh nhân(%)
 
  • Thai sinh hoá
9(5,0) 22(7,3) 3(2,5)  
  • Sẩy thai
11(6,1) 18(6,0) 8(6,7)  
 
 
Như vậy, việc chuyển 1 phôi loại tốt và 1 phôi loại kém dường như có kết quả kém hơn so với việc chuyển 2 phôi loại tốt hoặc chỉ chuyển duy nhất 1 phôi loại tốt. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Wintner và cs. (2017) là nghiên cứu hồi cứu, nghiên cứu cộng gộp lại tất cả trường hợp chuyển phôi giai đoạn phân chia và phôi nang, điều này có thể gây nhiều ảnh hưởng đến kết quả.
 
Năm 2020, Hill và cs. tiến hành hồi cứu trên 4460 chu kỳ thực hiện IVF từ 2013 đến 2015, nhằm xác định việc chuyển 1 phôi loại tốt cùng với 1 phôi loại kém có làm ảnh hưởng đến tỉ lệ trẻ sinh sống hay không?

Nghiên cứu thực hiện so sánh tỉ lệ trẻ sinh sống giữa 2 nhóm: nhóm 1 chuyển 1 phôi nang loại tốt và nhóm 2 gồm 1 phôi nang loại tốt kèm theo 1 phôi loại khá hoặc kém, hoặc phôi nang chậm (early blastocyst – EB), hoặc phôi dâu (morula).

Kết quả cho thấy, việc chuyển kèm phôi thứ hai dù có chất lượng kém vẫn giúp tăng tỉ lệ trẻ sinh sống lên 10%, tuy nhiên tỉ lệ đa thai có xu hướng tăng lên 15%. Chuyển phôi nang loại hoặc phôi nang chậm gia tăng tỉ lệ sinh đôi lên 22-28% và tăng thêm 8-12% tỉ lệ trẻ sinh sống. Việc chuyển phôi dâu (morula) không làm tăng tỉ lệ trẻ sinh sống nhưng tăng tỉ lệ đa thai lên 12%. Với những phụ nữ dưới 38 tuổi, việc chuyển kèm thêm 1 phôi loại kém giúp tăng tỉ lệ có thai lên 7% nhưng tỉ lệ đa thai lại tăng lên 18%. Đối với những phụ nữ trên 38 tuổi, việc chuyển kèm 1 phôi loại kém tăng tỉ lệ có thai lên 9%, đồng thời tỉ lệ đa thai tăng lên 15% (Hình 1).

 
 
 
  
  Hình 1. Tỉ lệ trẻ sinh sống và tỉ lệ đa thai ở nhóm chuyển 1 phôi loại tốt (SET) và nhóm chuyển 2 phôi (loại tốt kèm loại kém – Blastocyst + Poor embryo) ở hai độ tuổi. Hình (A) nhóm phụ nữ dưới 38 tuổi và hình (B) nhóm phụ nữ trên 38 tuổi.

 Nghiên cứu của tác giả Hill và cs. (2020) cho thấy việc chuyển kèm 1 phôi chất lượng kém không làm giảm tỉ lệ trẻ sinh sống như một số giả thuyết. Như vậy, kết quả của nghiên cứu cho thấy chuyển kèm thêm 1 phôi chất lượng kém giúp làm tăng tỉ lệ sinh sống lên 10%, tuy nhiên tỉ lệ đa thai cũng tăng lên.
 
Như vậy, việc chuyển kèm một phôi loại kém cùng một phôi loại tốt vẫn còn nhiều tranh cãi. Cần cân nhắc tình trạng nền của bệnh nhân như độ tuổi, số lần thực hiện điều trị cũng như chiến lược của mỗi trung tâm cùng nguy cơ đa thai. Ở nhóm trẻ tuổi (<38 tuổi), việc chuyển đơn phôi loại tốt được khuyến khích bởi tỉ lệ trẻ sinh sống cao và giảm tối đa nguy cơ đa thai.
 
Tài liệu tham khảo:
  1. Hill M.J. Eubanks A.E. Csokmay J.M. Christy A.Y. Jahandideh S. DeCherney A.H. et al. Is transferring a lower quality embryo with a good quality blastocyst detrimental to the likelihood of live birth?.Fertil Steril. 2020;114:338-345.
  2. WINTNER, Eliana Muskin, et al. Does the transfer of a poor quality embryo together with a good quality embryo affect the In Vitro Fertilization (IVF) outcome?. Journal of ovarian research, 2017;10.1:1-5.

Các tin khác cùng chuyên mục:
Cúm trong thai kỳ - Ngày đăng: 06-08-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK