Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 11-08-2020 11:49am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

BS Lê Tiểu My


Cho đến nay, SARS-CoV-2 có lây truyền dọc từ mẹ sang thai trong thai kỳ hoặc quá trình chuyển dạ sinh hay không vẫn là mối quan tâm lớn của giới Y khoa. Báo cáo trước đây từng công bố ở một số ít trường hợp, có 2 mẫu xét nghiệm PCR trên nhau thai cùng với máu cuống rốn và trẻ sơ sinh cho kết quả âm tính. Một nghiên cứu khác ghi nhận có sự hiện diện của IgM ở trẻ sinh ra từ những bà mẹ mắc COVID-19 trong thai kỳ, cho thấy SARS-CoV-2 có khả năng lây truyền dọc từ mẹ sang thai.

Các nhà nghiên cứu từ New York City vừa công bố tìm thấy RNA SARS-CoV-2 trong mô nhau và màng thai tại thời điểm chuyển dạ ở những thai phụ được chẩn đoán xác định nhiễm COVID-19 trong thai kỳ. Nghiên cứu này được đăng trên American Journal Obstetrics Gynecology MFM tháng 5/2020.

Có 32 thai phụ được chẩn đoán mắc COVID-19 và theo dõi đến lúc sinh (từ 1/3/2020 đến 20/4/2020). Trong số đó có 11 trường hợp phết nhau và màng ối ngay sau sinh. Kết quả 11 mẫu xét nghệm PCR có 3 mẫu dương tính SARS-CoV-2. Tuy nhiên, PCR mẫu phết dịch mũi họng của các em bé sơ sinh từ ngày 1 đến ngày 5 sau sinh đều âm tính SARS-CoV-2, cũng như không có bất kỳ em bé nào có triệu chứng của COVID-19 như sốt, ho, nghẹt mũi trong 5 ngày sau sinh ở bệnh viện.

Đây là nghiên cứu đầu tiên công bố tìm thấy sự hiện diện của SARS-CoV-2 ở mẫu phết nhau và màng ối, cho thấy có khả năng thai nhi tiếp xúc virus. Do sự hoà lẫn của dịch, mô của mẹ và thai nhi ngay lúc sinh nên không thể xác định rõ nguồn gốc của RNA SARS-CoV-2 phát hiện là từ đâu. Nguồn có thể từ máu mẹ, nước ối, các màng thai hoặc túi ối. Đối với những trẻ được sinh qua đường âm đạo, dịch tiết âm đạo cũng có thể là một nguồn; tuy nhiên, các nghiên cứu công bố trước đây đã không thể chứng minh sự hiện diện của SARS-CoV-2 trong dịch tiết âm đạo.

Mặc dù trẻ sơ sinh trong nghiên cứu này có kết quả âm tính SARS-CoV-2 trong 5 ngày đầu đời, nhưng những trẻ được sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai với thời gian tiếp xúc với các mô này giảm đi, điều này có thể liên quan đến giảm khả năng lây truyền dọc. Ngoài ra, nếu sự tiếp xúc xảy ra ngay lúc sinh, virus có thể cần một thời gian ủ bệnh lâu hơn trước khi mẫu phết dịch cho kết quả dương tính. Do đó, xét nghiệm dịch mũi họng ngay sau khi sinh có thể không phải là cách tiếp cận lý tưởng để đánh giá lây truyền dọc. Tóm lại, sự hiện diện của RNA virus trong các mẫu nhau thai và màng ối bằng RT-PCR tại thời điểm sinh nở cho thấy cần phải nghiên cứu thêm về khả năng lây truyền dọc và sử dụng nhiều phương pháp xét nghiệm khác cho trẻ sơ sinh sau khi sinh.
 
Lược dịch từ: Detection of severe acute respiratory syndrome coronavirus 2 in placental and fetal membrane samples. Am J Obstet Gynecol MFM. 2020 May 8 : 100133- doi:10.1016/j.ajogmf.2020.100133

Các tin khác cùng chuyên mục:
Cúm trong thai kỳ - Ngày đăng: 06-08-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK