Tin tức
on Saturday 27-06-2020 9:17am
Danh mục: Tin quốc tế
CTV Nguyễn Vĩnh Xuân Phương
Tác động của hút thuốc lá lên khả năng mang thai của phụ nữ đã được xác định, tuy nhiên, một số khía cạnh của hút thuốc lá liên quan đến vô sinh vẫn chưa rõ ràng. Một điếu thuốc có chứa khoảng 400 hợp chất hoá học, trong đó nicotine và một số chất có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ sinh sản.
Mandana Sarokhani, thuộc Đại học Ilam, Iran, và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu bệnh chứng trên 350 phụ nữ (177 người vô sinh và 173 người có khả năng sinh sản bình thường) từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2014 nhằm đánh giá tác động của hút thuốc lá lên vô sinh. Tiến trình nhận mẫu được thực hiện qua hai giai đoạn: nhận mẫu cụm và ngẫu nhiên đơn. Dữ liệu sinh sản và đặc điểm bệnh nhân được thu thập bằng bảng câu hỏi và test Fagerstrom (khảo sát sự phụ thuộc nicotine). Thang điểm của bảng câu hỏi là 10. Người tham gia được chia thành 3 nhóm: phụ thuộc Nicotine thấp (điểm từ 1 đến 4), phụ thuộc Nicotine trung bình (điểm 5) và phụ thuộc Nicotine cao (điểm từ 6 đến 10).
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm phụ nữ vô sinh sử dụng thuốc lá nhiều hơn nhóm phụ nữ sinh sản bình thường (lần lượt là 23.7% so với 16.1%, p=0.012). Có 16.7% người hút thuốc lá có mức độ phụ thuộc nicotine cao. Mức độ phụ thuộc nicotine thấp và trung bình được quan sát thấy ở 5.6% và 77.8% người hút thuốc lá. Tiền sử hút thuốc lá chủ động làm tăng nguy cơ vô sinh (OR 2.88; 95% CI 1.56 - 4.92) và nguy cơ vô sinh cũng có liên quan đến sự phụ thuộc nicotine mức độ thấp (OR 3.12; 95% CI 1.16 - 8.09).
Như vậy, phụ thuộc nicotine dù cao và thấp đều làm tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ. Bên cạnh các yếu tố thể chất, tinh thần, kinh tế và xã hội, tác động bất lợi của thuốc lá đối với vô sinh cũng cần được xem xét và đề cập đến trong chương trình đào tạo và huấn luyện cho các nhân viên chăm sóc sức khoẻ, để từ đó tăng cường giáo dục cho bệnh nhân.
Nguồn: Mandana Sarokhani, Yousef Veisani, Akbar Mohamadi, Ali Delpisheh, Kourosh Sayehmiri, Ashraf Direkvand-Moghadam, Mahshid Aryanpur. Association between cigarette smoking behavior and infertility in women: a case-control study. Biomed Res Ther 2017, 4(10): 1705-1715.
Các tin khác cùng chuyên mục:
ANTI-MÜLLERIAN HORMONE (AMH) - chỉ số tiên đoán khả năng sống sau trữ lạnh noãn - Ngày đăng: 26-06-2020
Ảnh hưởng của việc trì hoãn điều trị thụ tinh trong ống nghiệm đến các kết quả lâm sàng ở nhóm bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng - Ngày đăng: 26-06-2020
Phát hiện tương tác giữa gene DMRT3 và OAS3 có liên quan đến quá trình biệt hoá giới tính ở người thông qua hoạt động điều hoà biểu hiện gene ESR1 - Ngày đăng: 26-06-2020
Mối tương quan giữa tổng số tinh trùng và tỉ lệ sinh sống cộng dồn - Ngày đăng: 26-06-2020
So sánh mô bệnh học nhau thai của trẻ sinh ra từ chuyển phôi trữ và phôi tươi - Ngày đăng: 26-06-2020
Trì hoãn hay chuyển phôi trữ ngay lập tức sau chu kì chọc hút: một nghiên cứu tổng quan và phân tích gộp - Ngày đăng: 26-06-2020
Kích thích buồng trứng không ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi nguyên bội và tỷ lệ sinh sống: phân tích trên 12 298 phôi sinh thiết - Ngày đăng: 23-06-2020
Chuyển phôi đông lạnh trong chu kỳ tự nhiên làm tăng tỷ lệ trẻ sinh sống so với liệu pháp HORMONE thay thế ở phụ nữ trẻ - Ngày đăng: 23-06-2020
Béo phì và sức khỏe sinh sản - Ngày đăng: 23-06-2020
Nguồn gốc và cơ chế gây lệch bội ở phôi phân chia chất lượng tốt - Ngày đăng: 22-06-2020
Tối ưu hóa thời gian ở môi trường cân bằng trong thủy tinh hóa tinh trùng số lượng ít - Ngày đăng: 22-06-2020
Kết quả lâm sàng của phôi có nguồn gốc từ hợp tử 1PN - Ngày đăng: 17-06-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK