Tin tức
on Monday 25-05-2020 9:25am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận
Việc lựa chọn tinh trùng để ICSI bằng hình dạng theo tiêu chuẩn WHO 2010 bởi chuyên viên phôi học còn mang tính chủ quan. Đã có nghiên cứu cho thấy không có mối tương quan giữa hình dạng tinh trùng bình thường với sự nguyên vẹn DNA. Chất lượng DNA tinh trùng đóng vai trò quan trọng trong sự sinh sản, kết cục trẻ sinh sống. Các phương pháp xác định mức độ phân mảnh DNA tinh trùng (DFI) đều phải tiến hành cố định nhuộm tinh trùng với thuốc nhuộm. Hiện vẫn chưa có phương pháp vừa xác định sự nguyên vẹn DNA của tinh trùng mà vẫn sử dụng được tinh trùng đó để IVF/ICSI.
Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Công nghệ AI đã được ứng dụng vào mỗi lĩnh vực trong cuộc sống, kể cả lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm. Trong vòng 20 năm qua, công nghệ AI với các thuật toán khác nhau đã được nghiên cứu với nhiều mục đích, bao gồm phân loại tinh trùng, lựa chọn noãn và phôi.
Nghiên cứu này đã sử dụng thuật toán học sâu (Deep learning) với mục tiêu tiên đoán chỉ số DFI của mỗi tinh trùng. Nhóm tác giả tiến hành phân tích 1.064 hình ảnh tinh trùng bằng kính hiển vi quang học trường sáng đã biết kết cục phân mảnh DNA tinh trùng (DFI) bằng phương pháp xét nghiệm nhiễm sắc chất (SCSA).
Kết quả cho thấy có mối tương quan giữa hình ảnh tinh trùng với DFI, với chỉ số tương quan xấp xỉ là 0,43.
Nghiên cứu này cho thấy công nghệ AI cho phép lựa chọn tinh trùng với tính toàn vẹn DNA cao. Nghiên cứu mở ra triển vọng ứng dụng thuật toán học sâu để hỗ trợ chuyên viên phôi học lựa chọn tinh trùng với tính toàn vẹn DNA cao trực tiếp dưới KHV quang học để ICSI một cách nhanh chóng (với tốc độ < 10 ms mỗi tinh trùng).
Nguồn: Deep learning-based selection of human sperm with high DNA integrity, Communications Biology, 2019, doi: 10.1038/s42003-019-0491-6.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Trí tuệ nhân tạo tiên đoán trẻ sinh sống không lệch bội từ một hình ảnh phôi nang - Ngày đăng: 25-05-2020
Độ dày nội mạc tử cung – dấu ấn sinh học liên quan đến kết quả thai diễn tiến trên đối tượng vô sinh không rõ nguyên nhân, điều trị bơm tinh trùng vào buồng tử cung: một phân tích thứ cấp - Ngày đăng: 22-05-2020
Các vấn đề về tâm lý của phụ nữ có thai sau thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có dấu hiệu sẩy thai: một nghiên cứu so sánh - Ngày đăng: 22-05-2020
Phân tích nhiễm sắc thể của phôi nang có nguồn gốc từ hợp tử đơn tiền nhân và kết quả chuyển phôi từ các hợp tử đơn tiền nhân - Ngày đăng: 19-05-2020
Mối tương quan giữa tuổi, BMI và chức năng buồng trứng với hình thái và kích thước noãn ở bệnh nhân không PCOS - Ngày đăng: 19-05-2020
Mối tương quan giữa chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả lâm sàng và trẻ sơ sinh ở chu kì ICSI - Ngày đăng: 19-05-2020
Mối tương quan giữa kích thích buồng trứng với số noãn thu nhận được lên tỉ lệ phôi nguyên bội và trẻ sinh sống - Ngày đăng: 18-05-2020
So sánh trạng thái methyl hoá DNA của các gen in dấu bố mẹ trong nhau thai của thai IVF xuất phát từ hai môi trường nuôi cấy khác nhau - Ngày đăng: 18-05-2020
Một đột biến đồng hợp tử của phospholipase C zeta gây nên khiếm khuyết hoạt hoá noãn người và thất bại thụ tinh - Ngày đăng: 18-05-2020
Mối tương quan giữa các thông số tinh dịch đồ và kết quả IMSI - Ngày đăng: 17-05-2020
Thuỷ tinh hoá noãn: Một phân tích so sánh giữa noãn tươi và noãn trữ ở các trường hợp xin – cho noãn - Ngày đăng: 17-05-2020
Thu noãn trưởng thành (mii) từ hệ thống nuôi cấy nang noãn nguyên thủy - Ngày đăng: 14-05-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK