Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 14-05-2020 10:41am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Huỳnh Trọng Kha, Chuyên viên phôi học – IVFMD Tân Bình


Như chúng ta đã biết, nang nguyên thủy là một trong những giai đoạn có tiềm năng ứng dụng lớn trong bảo tồn khả năng sinh sản của người phụ nữ. Tuy nhiên, việc phát triển nang noãn nguyên thủy trong môi trường In Vitro đến nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao, nguyên nhân chính là vì sinh lý phát triển nang noãn rất phức tạp, đặc biệt từ giai đoạn sơ khai này. Mặc dù vậy, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và tối ưu hóa quy trình In Vitro. Do đó, hàng loạt các công trình từ mô hình động vật như trên chuột về khả năng phát triển từ nuôi cấy nang nguyên thủy đạt đến giai đoạn trưởng thành đã được báo cáo (Eppig và cs, 1996; O’Brien và cs, 2003). Hiện nay, người ta đang dần phát triển được hệ thống nuôi cấy trên người với thành công tạo ra noãn Metaphase II (MII) từ nang nguyên thủy, nhưng hiệu quả còn thấp (Xiao và cs, 2015). Vì vậy, với mong muốn cải thiện tỷ lệ noãn MII thu được, McLaughlin và cộng sự (2018) đã thực hiện nghiên cứu với mục tiêu đánh giá hiệu quả mô hình nuôi cấy nang noãn nhiều bước, bao gồm các giai đoạn tăng trưởng nang noãn nguyên thủy trong ống nghiệm (In Vitro grown – IVG) và thu noãn nuôi cấy IVM (In-vitro Maturation).

Nghiên cứu được tiến hành trên mô buồng trứng của 10 người phụ nữ trong độ tuổi 25–39 tuổi, với kích thước mô 1 × 1 × 0.5 mm3. Mảnh mô sẽ được tiến hành nuôi cấy IVG trong 8 ngày, cho đến khi quan sát thấy nang đạt kích thước 100–150 μm thì tiến hành thu những nang noãn này và tiếp tục nuôi cấy 8 ngày tiếp theo. Sau đó, khi noãn đạt đường kính 100 μm sẽ tiến hành thu phức hợp noãn – cumulus (COC) và nuôi cấy IVM.
Kết quả thu được như sau:
  • Phân tích mô học cho thấy 97% nang noãn trong mô nuôi cấy ban đầu là nang nguyên thủy và một phần nhỏ nang sơ cấp.
  • Trong tổng 285 nang noãn phân tích ở ngày 0, có 80.5% nang nguyên thủy, 16.6% nang sơ cấp và 2.9% nang thứ cấp.
  • Sau 8 ngày nuôi cấy đầu tiên, nang noãn có sự gia tăng tỷ lệ phát triển và kết quả ở 355 nang quan sát được có 43.1% nang nguyên thủy, 46.1% nang sơ cấp và 10.8% nang thứ cấp (P<0.05).
  • Ở 8 ngày tiếp theo trong giai đoạn 2, tổng cộng có 87 nang có đường kính trung bình là 121 ± 2.5 μm (100–150 μm).
  • Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối tổng cộng có 32 phức hợp COC đường kính >100 μm bước vào IVM và 9 noãn xuất hiện thể cực thứ 2 sau 24 giờ nuôi cấy.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, việc phát triển hệ thống nuôi cấy nang noãn từ giai đoạn nang nguyên thủy đến giai đoạn thu noãn trưởng thành là hoàn toàn khả thi. Bên cạnh đó, nghiên cứu giúp mở ra một hướng điều trị mới mang lại nhiều lợi ích hứa hẹn trong tương lai cho nhóm bệnh nhân POI, bảo quản mô buồng trứng đông lạnh, ... với mong muốn có con sinh học của chính mình.

Nguồn: M McLaughlin, D F Albertini, W H B Wallace, R A Anderson, E E Telfer, Metaphase II oocytes from human unilaminar follicles grown in a multi-step culture system, Molecular Human Reproduction, Volume 24, Issue 3, March 2018, Pages 135–142
Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK